Nếu như lâu nay, bạn chỉ quen với những mẫu bàn ghế gỗ đóng sẵn thì hãy thử các mẫu bàn ghế gỗ tự làm. Cách để thực hiện không quá khó, bạn sẽ tiết kiệm chi phí và chỉ tốn một ít thời gian bằng các công cụ và vật liệu cơ bản. Cùng Gỗ Thông Phú Trang tham khảo cách đóng bàn ghế bằng ván ép tại nhà nhé.
Có những loại ván ép nào có thể dùng làm bàn ghế hiện nay?
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại ván ép khác nhau, đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng về mẫu mã, chủng loại, kích thước, giá thành. Dưới đây là những loại ván ép có thể dùng làm bàn ghế trên thị trường có chất lượng tốt và được sử dụng phổ biến nhất.
Ván ép MDF
Ván MDF là một loại gỗ công nghiệp được gia công và liên kết với nhau bằng keo hoặc hóa chất tổng hợp. Ván MDF được sản xuất tương tự như ván gỗ MFC tuy nhiên điểm khác biệt giữa 2 loại ván gỗ ép này là nguyên liệu để làm ván MDF sẽ được xay nhuyễn thành từng sợi nhỏ.
Sau khi hoàn thiện quá trình gia công thì ván MDF sẽ được phủ thêm một lớp melamine để chống trầy xước và chống nước.
Loại ván MDF có tính năng vượt trội về giá cả, khả năng chống ẩm, ít bị cong vênh, mối mọt, độ co giãn đàn hồi tốt nên được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam – nơi có khí hậu ẩm ướt.
Ván ép HDF
Loại ván này được sản xuất từ bột gỗ của các loại cây gỗ tự nhiên không lẫn tạp chất với độ nén cao giúp chống lại được sự tấn công của côn trùng như mối, mọt, mang lại độ bền vượt trội suốt vòng đời sử dụng.
Ván gỗ ép công nghiệp HDF có độ cứng cao, khả năng chịu nước, chịu lực và cách âm tốt.
Một số ưu điểm khác có thể kể đến như độ mịn cao nên độ bám ốc vít của ván ép HDF rất tốt. Ngoài ra gỗ có khả năng chịu được tải trọng lớn, phù hợp làm nguyên liệu sản xuất các đồ nội thất như như sàn gỗ, tủ bếp, bàn ghế.
Ván ép MFC
Loại ván này có nguyên liệu chính là bột gỗ lấy từ các loại cây gỗ tự nhiên sau khi lược bỏ lá và các cành cây nhỏ thì được đưa vào máy băm nhỏ, rồi trộn với keo dán, rồi ép lại thành những tấm ván, và bề mặt ván sẽ được tráng nhựa PVC có tính thẩm mỹ cao, chống trầy xước, chống cháy và chống thấm bề mặt.
Nhờ bề mặt trơn nhẵn, dễ vệ sinh, khả năng chịu ẩm, cách nhiệt tốt nên ván MFC thường được dùng để làm bàn, kệ, tủ, giường, hơn nữa giá thành của ván gỗ ép MFC khá rẻ, phù hợp với nhu cầu của nhiều khách hàng.
Ưu điểm vượt trội của ván MFC là chúng có đặc tính nhẹ, giúp dễ dàng vận chuyển, gia công hay dán và sơn rất dễ dàng.
Ván ép Plywood
Ván ép gỗ là dòng ván ép công nghiệp được làm từ nguyên liệu chính là gỗ cây thông, bạch dương, bạch đàn, óc chó, được ép lại với nhau tạo ra các lớp ván có độ dày từ 3 đến 25mm. Nếu bóc tách chi tiết thì thành phẩm được cấu tạo gồm 3 phần: Lớp ruột, lớp keo và lớp bề mặt.
Ván ép Plywood có khả năng chịu lực, chịu va đập tốt, có khả năng chống cong vênh, nứt nẻ, mối mọt rất tốt, dễ dàng uốn cong ván để tạo ra những sản phẩm nội thất mang tính thẩm mỹ cao. Do đó chúng được sản xuất chủ yếu cho đồ nội thất gia đình như bàn ghế, tủ, đồ nhà bếp và làm ván dùng trong xây dựng.
Xem thêm: Ván ép mỏng 2mm giá bao nhiêu hiện nay?
Hướng dẫn từng bước cách đóng bàn ghế bằng ván ép đơn giản
Bước 1: Chuẩn bị công cụ và vật liệu
- Gỗ ván ép
- Ốc vít hoặc đinh
- Cưa và búa
- Sơn gỗ, sơn bóng
- Giấy nhám, cọ quét sơn
- Máy bào, giấy nhám, keo sữa, thước đo
- Máy khoan cầm tay hoặc máy khoan mini
- Chân bàn bằng gỗ hoặc chân bằng inox…
Xem thêm: Bảng giá gỗ ván ép mới nhất 2024 – Mua ở đâu giá rẻ?
Bước 2: Đo kích thước và đánh dấu
Ghi lại các số liệu đo được và lên kế hoạch về kích thước của bàn ghế sao cho phù hợp với diện tích vị trí đặt bàn..Hãy lựa chọn những tấm gỗ phù hợp sau đó đánh dấu các góc bằng thước kẻ và bút chì để thuận tiện cho việc cưa các cạnh hoặc các góc và làm giảm đáng kể các đường cắt không chính xác
Sau đó bạn lấy tấm giấy nhám chà mặt trên của gỗ để tạo độ mịn cho bề mặt cũng như tránh mất thẩm mỹ khi hoàn thành.
Bước 3: Cắt ván
Bạn hãy quyết định kích thước của các tấm ván trước khi tiến hành cắt khổ ván. Một mẹo nhỏ là bạn hãy tham khảo kích thước từ các sản phẩm đã đóng sẵn để sản phẩm trông đẹp mắt.
Sau khi tiến hành cắt ván, bạn nhớ loại bỏ các cạnh thừa trên tấm gỗ giúp có được những tấm gỗ chuẩn kích thước nhất và các góc của cạnh bàn sẽ được bo tròn trông thẩm mĩ hơn.
Sau đó bạn tiến hành bước dán các tấm ván lại với nhau, hãy phết đều một lớp keo vào các cạnh của tấm gỗ, ( lưu ý phần cạnh bo tròn sẽ để lại không phết keo). Sau đó ghép các tấm gỗ lại với nhau cho tới khi hoàn thành. Bạn có thể dùng kẹp cố định các miếng gỗ và chờ keo khô thì tháo kẹp ra để định hình cho tấm ván.
Bước 4: Làm chân bàn ghế
Cũng như cắt mặt ván gỗ để làm mặt bàn ghế, bạn cần phác thảo bản thiết kế trước khi tiến hành cắt gỗ để làm chân bàn.
Dùng cưa cắt 2 tấm gỗ có chiều rộng bằng với mặt bàn, đừng quên trừ đi chiều rộng của hai chân ở hai bên. Hãy cắt 4 chiếc chân bàn giống hệt nhau. Chiều dài của chân bàn phải tương ứng với chiều cao bàn học bạn mong muốn.
Bước 5: Gắn chân bàn ghế
Bạn có thể dán keo và bắt vít các miếng khung chân gỗ để gắn chân bàn với mặt bàn phía bên trong. Bạn nên dùng khoan để khoan vít giúp cố định chân và mặt bàn với nhau. Sau khi hoàn thành hãy đẩy nhẹ chiếc bàn để chắc chắn rằng nó ổn định.
Chú ý lắp các chân bàn cho phù hợp và đảm bảo sự hoàn chỉnh, cân đối với chiếc bàn. Lúc này bạn đã hoàn thành phần chân của bàn ghế.
Bước 6: Hoàn thiện sản phẩm – Quét/ phun sơn
Sau khi chiếc bàn ghế hoàn thành, bạn tiến hành chọn màu sơn và sơn lên đó. Để đạt được độ che phủ cũng như thẩm mĩ cao, hãy quét sơn theo cả chiều xuôi với ngược của vân gỗ từng lớp một cho đến khi lớp sơn đạt độ che phủ tối đa. Để lớp sơn khô trong vòng ít nhất 24 giờ (tùy theo loại sơn).
Lời kết
Trên đây là cách đóng bàn ghế bằng ván ép đơn giản tại nhà đơn giản, dễ thực hiện, Gỗ Thông Phú Trang hi vọng đã giúp ích cho bạn trong việc tự đóng cho mình tại nhà một bộ bàn ghế bằng ván ép.
Xem thêm:
- Cách làm vách ngăn phòng ngủ bằng ván ép đơn giản, tiết kiệm chi phí
- Gỗ ván ép chịu nước là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu điểm