Nhắc đến gỗ cẩm lai là nhắc đến 1 loại gỗ quý hiếm mà chắc chắn các “dân chơi gỗ” đều không thể không biết đến. Các sản phẩm nội thất từ gỗ cẩm lai luôn được săn lùng và “chào đón” trên mọi thị trường. Vậy gỗ cẩm lai là gì? Gỗ cẩm lai có tốt không? Bài viết sau đây, Phú Trang sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn đọc về loại gỗ này.
Gỗ Cẩm Lai là gỗ gì?
Gỗ cẩm lai là gỗ gì? Hay gỗ cẩm lai là dòng gỗ như thế nào? Đang được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Gỗ cẩm lai hay còn có tên gọi khác là gỗ trắc. Đây là 1 loại gỗ tự nhiên hay được sử dụng phổ biến ở Việt Nam. Đặc điểm của gỗ cẩm lai chính là đường vân gỗ nhỏ, rõ và vô cùng đặc biệt. Do vậy, những món đồ nội thất bằng gỗ cẩm lai luôn luôn có giá thành rất cao, tương đối đắt.
Thương mại gỗ hợp pháp chính là hoạt động kinh tế đang diễn ra trên toàn thế giới. Và tiếng Anh đang trở thành ngôn ngữ cơ bản để giao thiệp với khách nước người. Đặc biệt tên tiếng Anh của các loại gỗ thông dụng cũng như từ vựng tiếng Anh của chuyên ngành gỗ chính là chìa khóa vô cùng cần thiết để đưa các doanh nghiệp của Việt Nam mở cửa hoạt động kinh doanh của mình vượt ra ngoài biên giới của đất nước.
Vì thế, tên tiếng Anh của những dòng gỗ thông dụng cũng như từ khóa trong chuyên ngành gỗ sẽ giúp nhiều đơn vị kinh doanh mặt hàng gỗ có cơ hội mở rộng thị trường.
Vậy gỗ cẩm lai tên tiếng anh là Dalbergia Cochinchinensis, là một loại cây thuộc họ đậu. Loại cây này được xếp vào loại gỗ quý hiếm do tốc độ sinh trưởng chậm và số lượng không nhiều.
Do nhu cầu hội nhập hóa kinh tế, giao thương buôn bán các mặt hàng giữa những nước láng giềng diễn ra thường xuyên hơn. Đặc biệt, những dòng sản phẩm bàn ghế cổ xưa của Việt Nam đã thu hút được nước bạn Trung Quốc với vẻ đẹp độc đáo, sắc xảo, kỹ nghệ qua đường nét chạm trổ kiểu xưa. Và gỗ chế biến được xem là mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam.
Thế nên, để giao thiệp được với người Trung Quốc thì những ông chủ làng nghề gỗ đã đi tìm kiếm lớp học tiếng trung để học về cách đọc và cách viết cơ bản của các loại gỗ. Vậy gỗ cẩm lai tiếng trung là gì? Hay gỗ cẩm lai tên tiếng trung là gì? Thì gỗ cẩm lai tên tiếng trung có nghĩa là 紫檀木.
Nguồn gốc phát triển của gỗ Cẩm Lai
Như các bạn biết đấy, cây gỗ cẩm lai chính là loại cây ưa mát và thường được tìm thấy ở những nơi ven sông, suối nơi có mặt đất tương đối bằng phẳng. Do vậy, cây gỗ cẩm lai rất thích hợp sinh trưởng trên đất feralit nâu vàng hay nâu đỏ, phát triển trên đá bazzan. Đất feralit xám trên cát hay đất phù sa cổ thường có tầng dày, thoát nước. Do vậy, dòng gỗ cẩm lai thường được người ta thấy nhiều ở vùng Tây Nguyên, ngoài ra, loại gỗ này cũng được tìm thấy ở 1 số nơi như Lâm Đồng, Tây Ninh, Khánh Hòa,…
Gỗ Cẩm Lai thuộc nhóm mấy?
Gỗ Cẩm Lai thuộc nhóm gỗ 1. Đây là nhóm gỗ quý hiếm, tiêu chuẩn có màu sắc và vân thớ đẹp, kết hợp với hương thơm và độ bền cao. Cẩm Lai được xếp thứ 2 trong nhóm gỗ 1, chung với các loại quý hiếm khác như bằng lăng, giáng hương, du sam,… Gỗ Cẩm Lai cùng với các loại trên thường được dùng để làm đồ mỹ nghệ, chạm khảm,…với giá trị kinh tế cao do sự khan hiếm và vẻ đẹp của nó.
Sự phân bố của gỗ Cẩm Lai
Cẩm lai là thực vật họ đậu ưa môi trường nhiệt đới được phân bố rộng rãi đặc biệt ở các quốc gia Đông Nam Á như Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanmar, ngoài ra còn có ở các quốc gia Nam Phi.
Gỗ cẩm lai phù hợp phát triển ở những vùng địa hình sông suối, khu vực đồng bằng có đất đai tương đối ẩm, đặc biệt là đất feralit xám. Đây là những vùng đất có khả năng thoát nước tốt nên nó cũng là 1 lợi thế.
Riêng tại Việt Nam, loại gỗ này được phân bố rất rộng rãi ở khu vực các tỉnh Tây Nguyên và 1 số tỉnh miền Nam như: Kon Tum, Gia Lai, Đồng Nam, Tây Ninh, Lâm Đồng, Bà Rịa.
Hiện nay, gỗ Cẩm Lai được phân bổ theo từng vùng miền khác nhau theo tên gọi:
- Gỗ Cẩm Lai Bà Rịa chỉ những loại gỗ ở vùng núi Bà Rịa Vũng Tàu.
- Gỗ Cẩm Lai Đồng Nai ở Đồng Nai.
- Gỗ Cẩm Lai Đá Ninh Thuận có nguồn gốc từ các vùng núi đá Ninh Thuận.
- Gỗ Cẩm Thị Lào có nguồn gốc từ nước bạn Lào.
Đặc điểm sinh thái của cây gỗ Cẩm Lai
- Cây gỗ cẩm lai thường có thân gỗ to, tán lá hình ô và có chiều cao khoảng từ 20 đến 25 mét.
- Đường kính thân vào khoảng từ 0.5m đến 0.6m.
- Vỏ cây màu xám
- Là loại gỗ quý, có màu nâu hồng, đỏ đô
- Vân gỗ màu đen, cứng, thớ mịn, giòn và mặt cắt thì rất nhẵn.
- Mùi hương nhận biết: loại gỗ này có mùi thum thủm như mùi của cây tre bị ngâm trong nước lâu ngày
Ưu và nhược điểm của gỗ Cẩm Lai
Ưu điểm gỗ Cẩm Lai
Nói về ưu điểm của gỗ cẩm lai khá nhiều người không biết. Tuy nhiên, dưới đây là những ưu điểm nổi bật của cây gỗ cẩm lai sẽ giúp độc giả hiểu rõ cũng như nắm chắc kiến thức để nhận diện được đâu là gỗ cẩm lai đấy nhé.
- Rất cứng nên khả năng chịu lực tốt, va đập mạnh nhưng vẫn không bị hư hỏng.
- Mật độ gỗ khít, tăm gỗ cẩm lai rất mịn. Vì vậy khi đánh bóng gỗ thì sẽ rất đẹp, mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao.
- Không bị mối mọt, cong vênh. Hạn chế được sự nứt hay sứt mẻ trong quá trình sử dụng.
- Đặc biệt, trong gỗ có chứa tinh dầu nên khi quay giấy ráp, gỗ cẩm lai vẫn giữ được độ bóng.
Nhược điểm
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật thì gỗ cẩm lai cũng có những nhược điểm cần phải quan tâm. Như các thông tin phía trên, gỗ cẩm lai thuộc loại gỗ quý hiếm nên giá thành tương đối đắt đỏ. Có thể nói rằng, loại gỗ này đến mức báo động mạnh.
Gỗ Cẩm Lai có tốt không?
Như đã nói ở trên, sản phẩm gỗ cẩm lai rất tốt nhờ vào hàng loạt những ưu điểm mà chúng tôi kể trên: độ cứng tốt, không bị mối mọt, cong vênh, vân gỗ sáng, màu gỗ đẹp, đều….
Cách nhận biết gỗ Cẩm Lai hiện nay
Nhìn chung, thân cây gỗ Cẩm Lai thường cao từ 20-25m, đường kính cây lớn hơn 1m và vỏ có nhiều chất xơ, có màu xám nâu. Đặc biệt, thịt vỏ của loại cây này có mùi sắn dây nhẹ, khá thơm, gỗ của nó có lõi đỏ vàng, chất gỗ chắc và ít bị mối mọt tấn công. Gỗ cẩm lai Việt Nam có giá trị kinh tế rất cao do có đường vân nhỏ nhắn, rõ và đẹp. Đây cũng là loại cây sinh trưởng khá chậm so với các loại gỗ khác như gỗ xoan đào hay gỗ thông.
Bên cạnh những đặc điểm nói chung ở trên, một số đặc điểm của Cẩm Lai có thể bị nhầm lẫn với các loại khác, khiến cho nhiều người không có kinh nghiệm nhận biết gỗ lăn tăn.
Để giúp bạn phân biệt được gỗ Cẩm Lai và các loại khác, Phú Trang liệt kê một số đặc điểm đặc trưng của Cẩm Lai ngay bên dưới đây:
Màu sắc
Cẩm Lai thường có màu đỏ đô hoặc vàng, với các nhiều vân đen đẹp mắt. Ngoài ra Cẩm Lai còn có màu đen, xanh.
Mùi hương
Gỗ cẩm lai sẽ có mùi thơm nhẹ, khi đốt gỗ có tiếng nổ nhẹ cùng với khói tỏa hương thơm nhẹ cùng cháy sùi nhựa, có tàn màu trắng thì thịt vỏ có mùi thơm như thớ gỗ lại có mùi thum thủm đặc trưng như mùi tre ngâm lâu ngày dưới nước. Đây cũng là một loại gỗ Cẩm Lai với tên gọi là cẩm thối.
Về vân gỗ
Loại gỗ này có nhiều dạng vân gỗ khác nhau và được đặt tên đúng hình thù của chính vân gỗ đó. Cụ thể như: Vân gỗ theo từng chùm được gọi là gỗ cẩm mây, vân gỗ loang lổ đan xen trắng được gọi là cẩm phèo, vân gỗ giống da báo gọi là gỗ cẩm báo,…
Theo vùng miền phân bố
Ngoài dựa vào mùi hương để nhận biết gỗ cẩm lại thì còn dựa vào vùng miền phân bố để nhận biết. Vùng miền nào có loại gỗ sẽ được gắn tên luôn với vùng miền đó. Cụ thể loại gỗ này phân bố ở Bà Rịa thì gọi là cẩm lai Bà Rịa, phân bố ở Lào thì được gọi là Cẩm lai Lào,…
Gỗ Cẩm Lai có mấy loại?
Gỗ Cẩm Lai được phân loại dựa trên nhiều cách và tiêu chí khác nhau. Người ta còn phân loại Cẩm Lai theo các đặc điểm đặc trưng như:
- Cẩm nghệ: Là loại gỗ có màu vàng nghệ.
- Cẩm tía: Loại gỗ này mang màu tím đặc trưng.
- Cẩm thối: Loại cẩm này có mùi thối đặc trưng của bùn.
- Cẩm chỉ: Có vân nhỏ nét như sợi chỉ chạy vằn vện khắp mặt gỗ
- Cẩm sừng: Là loại gỗ có màu xám giống sừng.
Phổ biến nhất, người ta phân loại Cẩm Lai theo màu sắc. Trong đó chia làm 3 loại phổ biến nhất đó là: gỗ cẩm lai đỏ, cẩm lai đen và cẩm lai xanh…
Gỗ Cẩm Lai đỏ
Đây là loại gỗ quý và có thể nói là khá khan hiếm, có màu đỏ đô đặc trưng. Chính vì vậy, loại gỗ này có giá trị rất cao, tuổi thọ và đường kính của cây càng tăng lên thì giá trị của cây càng tăng lên. Loại gỗ này rất cứng, cảm giác rất chắc khi sờ vào. Khi ngửi bạn sẽ thấy mùi thơm dịu, rất nhẹ nhàng.
Gỗ Cẩm Lai đen
Nếu so với cẩm lai đỏ thì gỗ cẩm lai đen có giá trị thấp hơn, nhưng nó không hề kém cạnh về giá trị sử dụng so với các loại gỗ khá. Ưu điểm lớn nhất chính là sự bóng mịn của bề mặt.
Chính vì vậy, khi gia công thì các sản phẩm của nó không cần tới sơn bóng. Độ hấp dẫn và bắt mắt mà nó mang lại thì không cần bàn cãi đến.
Ngoài ra, Cẩm lai đen còn có tác dụng đó là xua đuổi các loại mối, kiến, côn trùng… Chính vì khả năng này, nên chắc chắn bạn có thể yên tâm về câu hỏi gỗ cẩm lai có bị mối mọt ăn không?
Gỗ Cẩm Lai xanh
Đặc điểm để phân biệt loại cẩm lai này với 2 loại kia chính là khả năng biến đổi màu sắc khi đặt trong bóng tối và ngoài sáng. Có mùi thơm nhẹ nhưng lại rất dễ chịu, cứng chắc và hạn chế được sự biến dạng, sẵn sàng “đương đầu” với thời tiết khô hanh.
Ứng dụng của gỗ Cẩm Lai trong đời sống
Gỗ cẩm lai có thể được sử dụng sản xuất rất nhiều sản phẩm nội thất trong nhà như: Giường gỗ cẩm lai, tủ gỗ cẩm lai, bàn ghế, tranh gỗ, tượng,…
- Tranh gỗ: Những bức tranh gỗ được làm từ gỗ cẩm lai có màu sắc tự nhiên rất đẹp, độ bền cao. Toát lên được vẻ đẹp sống động của tranh cũng như có giá trị thẩm mỹ cao, tô điểm cho không gian căn nhà thêm tinh tế, hiện đại. Ngoài ra tranh gỗ cẩm lai còn mang giá trị ý nghĩa phong thủy tốt đẹp.
- Giường: Giường gỗ cẩm lai được làm chủ yếu từ gỗ cẩm lai đỏ, màu sắc bắt mắt. Khi kết hợp với những mẫu mã thiết kế hiện đại sẽ cho ra những chiếc giường gỗ cẩm lai tinh tế, đẹp, giá trị cao.
- Sập gỗ: Hiện nay tại các gia đình Việt rất chuộng sập gỗ, đặc biệt sập gỗ cẩm lai lại có giá trị cao, chất lượng tốt, được làm từ những khối gỗ nguyên chất mang đậm vẻ đẹp tự nhiên, làm hài lòng cả những khách hàng khó tính nhất.
- Bàn ghế: Trong nhà có một bộ bàn ghế bằng gỗ cẩm lai thì còn gì bằng, chất liệu gỗ cẩm có độ chắc cao, bền đẹp, bóng mượt lại kết hợp với kỹ thuật điêu khắc tinh xảo sẽ cho ra những bộ bàn ghế vô cùng đẹp. Đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe nhất của mọi khách hàng.
Ngoài các sản phẩm trên gỗ cẩm lai còn được ứng dụng nhiều trong đồ gỗ mỹ nghệ để phục vụ nhu cầu đa dạng của khách hàng.
Gỗ Cẩm Lai gía bao nhiêu 1kg?
Gỗ cẩm lai chính là loại gỗ quý hiếm nên giá bán gỗ cẩm lai hầu như không có một tiêu chuẩn nào chính xác. Tuỳ vào thời gian, nhà cung cấp, thời điểm mà giá bán sẽ khác nhau. Còn tuỳ theo kích thước và độ tuổi để định giá. Tuy nhiên thì mặt bằng trung bình của loại gỗ này đó là:
- Gỗ cẩm lai đỏ: 600.000 – 800.000 đồng/kg
- Gỗ cẩm lai đen: 100.000 đồng – 200.000 đồng/kg
Gỗ cẩm lai có bị mối ăn không?
Gỗ Cẩm Lai vẫn bị mối mọt tấn công nhưng là rất ít. Vì trước khi đưa vào sản xuất đồ nội thất, thì gỗ cẩm lai đã được chế biến, tẩm sấy vô cùng kỹ càng, sàng lọc tốt nên sẽ không bị mọt mối xâm phạm nhé.
Lời kết
Từ khái niệm, đặc điểm hình thái, ưu nhược điểm, cách nhận biệt gỗ cẩm lai… mà bài viết này chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng, độc giả đã hiểu rõ hơn về dòng gỗ cẩm lai là gì? rồi phải không nào. Đây cũng là những kinh nghiệm hay, giúp quý vị biết cách phân biệt gỗ cẩm lai thật, gỗ cẩm lai giả nhờ vào đặc điểm như vân gỗ, màu sắc, mùi vị đấy nhé.
Xin lưu ý: Tại Công ty THHH MTV TM XNK PHÚ TRANG không mua bán bất kỳ sản phẩm liên quan hoặc mua bán loại gỗ cẩm lai. Toàn bộ thông tin trong bài viết này chỉ để cung cấp cho độc giả tham khảo và hiểu hơn về loại gỗ này.
Xem thêm:
- Gỗ cốp pha là gì? Phân loại, ứng dụng và quy trình sản xuất
- Sàn gỗ tre là gì? Sàn gỗ tre có tốt không? Giá bao nhiêu?