Gỗ cao su là gì? Nó có tốt không? Thuộc nhóm gỗ mấy?

Ngành công nghiệp chế biến cao su nhất là các sản phẩm được chế tạo từ mủ cao su của Việt Nam đã không còn xa lạ đối với nhiều người. Tuy nhiên, còn một ngành nữa liên quan đến cây cao su mà bạn không ngờ tới đó chính là ngành công nghiệp chế biến và sản xuất gỗ cao su. Bạn sẽ rất kinh ngạc khi biết rằng có rất nhiều sản phẩm mình đang sử dụng được làm từ gỗ cao su. Vậy gỗ cao su là gì, nó có tốt không mà lại được sử dụng rộng rãi như vậy? Mua gỗ cao su ghép cần lưu ý gì? Hãy cùng Phú Trang giải đáp thắc mắc đó trong bài viết dưới đây!

Gỗ cao su là gì?

Gỗ cao su là một thành phẩm của cây cao su tự nhiên. Các cây cao su sau khi được trồng và khai thác lấy mủ khi được 5 – 6 năm tuổi và được kéo dài đến khoảng thời gian 26 – 30 năm sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng đó là chặt lấy gỗ để trồng và thay thế một thế hệ cây cao su mới.

Cây cao su là một loại thực vật phát triển tốt ở vùng nhiệt đới xích đạo có khí hậu nóng và ẩm. Cây cao su là một loại cây thân gỗ thuộc về họ đại kích và là thành viên có tầm quan trọng kinh tế lớn nhất trong chi Hevea, cây cao su có nguồn gốc từ vùng Amazone ở Nam Kỳ, là cây của vùng nhiệt đới xích đạo.

Cây gỗ cao su tự nhiên
Cây gỗ cao su tự nhiên

Ngày nay, cây cao su được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới ẩm, có nhiệt độ trung bình từ 22°C đến 30°C. Riêng Việt Nam, cây cao su được người Pháp đưa vào Việt Nam lần đầu tiên tại vườn thực vật Sài Gòn năm 1878 nhưng không sống được. Năm 1897 đã đánh dầu sự hiện diện của cây cao su ở Việt Nam. Công ty cao su đầu tiên được thành lập là Suzannah (Dầu Giây, Long Khánh, Đồng Nai) năm 1907.

Tiếp sau, hàng loạt đồn điền và công ty cao su ra đời, chủ yếu là của người Pháp và tập trung ở Đông Nam Bộ : SIPH, SPTR, CEXO, Michelin … Một số đồn điền cao su tư nhân Việt Nam cũng được thành lập. Đến nay, cây cao su được trồng ở khắp mọi miền đất nước, một số nơi phổ biến là Đồng Nai, Đông Nam Bộ, Tây Nguyên…

Gỗ cao su thuộc nhóm mấy?

Từ thời Pháp thuộc. Cây sao su đã được nhập về Việt Nam với mục đích trồng khai thác lấy mủ cao su. Sau khi hết chu kì lấy mủ phần thân cây được người dân đem làm củi hoặc vứt bỏ không. Sở dĩ gặp phải trường hợp này là vì gỗ cao su thuộc nhóm gỗ VII tức là gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chịu đựng kém, dễ bị mục mối tấn công sau 1 thời gian nên ít có giá trị về gỗ và chẳng mấy ai quan tâm.

Tuy nhiên, vào những năm 2000, gỗ cao su ghép thanh đã qua tẩm sấy và xử lý nên chất lượng tốt hơn rất nhiều. Được quan tâm và bắt đầu sử dụng nhiều trong đời sống hàng ngày nhất là nội thất.

Ưu và nhược điểm của gỗ cao su

Ưu điểm

  • Giá thành rẻ hơn so với những loại gỗ cứng khác 20-30%
  • Độ bền cao, dẻo dai, không hoặc ít bị cong vênh, không bị mối, mọt do đã qua xử lý
  • Độ bền không thua kém gì những loại gỗ cao cấp khác nếu xử lý tốt
  • Phù hợp làm nội thất phòng bếp, phòng ngủ, phòng làm việc, ốp sàn, tường…
  • Là gỗ tự nhiên nên chống nước và chống ẩm cực tốt
  • Là gỗ trồng tự nhiên, không phá hủy môi trường, nguồn cung luôn ổn định và giá rẻ
  • Gỗ cao su có khả năng chống cháy. Khi ai đó hút thuốc và vô tình đặt lên mặt bàn sẽ ít có khả năng cháy (nám) hơn so với các đồ nội thất bằng gỗ thịt khác.

Nhược điểm

  • Thuộc dòng gỗ giá rẻ nên không phù hợp làm các sản phẩm nội thất sáng trọng
  • Cây cao su có thân nhỏ nên sẽ không bao giờ có 1 tấm gỗ nào nguyên tấm mà có kích thước lớn cả. Bắt buộc phải ghép từ nhiều tấm khác nhau
  • Là nhiều phôi gỗ ghép lại thành ván ghép nên ít đồng bộ về màu sắc
  • Vì là loại gỗ hút ẩm nên sẽ không được sử dụng ngoài trời để thi công bàn ghế sân vườn.

Đặc điểm nhận biết gỗ cao su

Gỗ cao su khi cưa có một ánh sáng vàng để màu trung nhưng sau khi nó đã được tiếp xúc với ánh sáng và lò quá trình làm khô , nó quay sẫm màu với những vệt nâu vừa và sắc thái màu hồng nhạt.

Bề ngoài của dát gỗ không khác biệt với tâm gỗ và rất khó phân biệt. Các mạch dọc cung cấp cho thớ một vẻ ngoài thô ráp cũng tạo cho gỗ một nét đặc trưng.

Màu sắc của gỗ cao su hiện nay luôn cho màu sắc ánh vàng đa dạng từ xám, sáng đến nâu thích hợp cho nhiều không gian trong nhà và rất sang trọng. Bên cạnh màu sắc tự nhiên của gỗ cao su thì khi thực hiện những dòng sản phẩm bàn ghế gỗ cao su sẽ được phủ lên 1 lớp UV và 2K nhằm tạo 1 lớp nhẵn bóng, làm cho vân gỗ đẹp hiện ra rõ nét hơn, chống trầy cũng chống thấm nước tốt hơn.

Các dạng gỗ cao su ghép thịnh hành

Các cách ghép là những phương pháp ghép phổ biến dùng để sản xuất gỗ ghép thanh. Ngoài gỗ cao su, cũng có thể áp dụng với gỗ thông ghép thanh, gỗ xoan đào ghép thanh, hay gỗ sồi ghép thanh,…

  • Ghép song song: Gồm nhiều thanh gỗ phải có cùng chiều dài và chiều rộng thì không cố định, ghép song song với nhau.
  • Ghép mặt (ghép nối đầu, ghép finger): Các thanh gỗ gắn ở 2 đầu được xẻ theo hình răng cưa rồi lần lượt ghép với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Tiếp tục ghép song song các thanh gỗ lại với nhau. Chỉ thấy vết ghép răng cưa trên bề mặt.
  • Ghép cạnh: Tương tự như cách ghép mặt, nhưng 2 đầu gỗ lại được xẻ theo hình răng lượt (ở bên cạnh). Khi ghép sẽ không để lộ mối ghép hình răng trên bề mặt tấm ván. Tiếp tục ghép song song các thanh lại với nhau.

Ứng dụng của gỗ cao su được dùng trong thực tế

Loại gỗ này có đặc tính rất ít co giãn vì đó nó trở thành một trong những vật liệu xây dựng ổn định để sản xuất các vật dụng như: Bàn ăn, kệ gỗ, tủ quần áo, kệ gỗ 5 tầng, bàn ăn 4 ghế, bàn gỗ chân sắt, sàn gỗ, tủ quần áo ghép, kệ sách 3 tầng, tủ quần áo gỗ ghép, giường giá rẻ, ghế ăn,…

Gỗ không thích hợp để sử dụng ngoài trời, vì mưa có thể làm trôi các hóa chất bảo vệ từ gỗ, khiến nó bị nấm và côn trùng tấn công. Độ ẩm quá cao cũng sẽ khiến gỗ bị cong vênh và hư hỏng gây lãng phí. Dưới đây là một số hình ảnh ứng dụng làm đồ nội thất, đồ chơi và phụ kiện nhà bếp, mời bạn đọc tham khảo.

Gỗ cao su tự nhiên có tốt không?

Một câu hỏi lớn được đặt ra là gỗ cao su tự nhiên có tốt không khi mà nhựa cây cao su được khai thác thường xuyên như vậy?

Trải qua quá trình nghiên cứu, các nhà khoa học đã chứng minh rằng việc khai thác nhựa cây cao su không hề ảnh hưởng đến chất lượng gỗ cây cao su mà ngược lại còn giúp cho cây cao su hát triển tốt hơn, các thớ gỗ sẽ dầy hơn, ít co dãn , màu sắc hấp dẫn, vân gợn sóng rất đẹp và quan trọng là sự đàn hổi tốt khiến cho gỗ cao su dễ dàng được uống cong hoặc tạo hình rất dễ dàng mà không hề bị rạn nứt hay gãy.

Gỗ cao su tự nhiên có đặc tính rất bền đặc biệt không ngậm nước không thấm nước trong nhiều điều kiện. Vân của gỗ cao su khá đẹp, thường có màu sáng nên nội thất từ gỗ cao su có thể sơn được nhiều màu sắc khác nhau: Màu tự nhiên, vàng gỗ, nâu đỏ…

Cao su là một loại cây độc, mủ của cây là một loại chất độc có thể gây ô nhiễm nguồn nước khu vực rừng khai thác, và ảnh hưởng tới sức khỏe của người khai thác, tuổi thọ của người khai thác mủ cao su có thể giảm từ 3 – 5 năm nếu làm việc trong thời gian dài. Cây cao su còn độc ngay cả trong việc trao đổi khí cả ban ngày lẫn ban đêm, chính vì vậy không nên xây nhà gần rừng cao su có khả năng bị nhiễm khí rất cao.

Gỗ cao su có độc không?

Gỗ cao su không hề độc hại mà ngược lại chúng còn rất thân thiện với môi trường. Bề mặt gỗ Cao su có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy, trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì sàn gỗ cũng không thải các chất độc hại ra môi trường. Đồng thời việc khai thác, chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng và xây dựng thiên nhiên thêm tươi và xanh hơn.

Những cây cao su có tuổi đời trên 30 năm sẽ không được khai thác lấy mủ nữa mà sẽ được thanh lý đưa về các nhà máy sản xuất và chế biến gỗ cao su. Sau khi gỗ cao su được cưa xẻ, thanh gỗ được ngâm tẩm trong bồn tẩm áp lực có pha trộn các tỉ lệ thích ứng các loại hoá chất tác dụng chống, ngăn ngừa mối mọt và làm màu gỗ.

Gỗ cao su sau khi ngâm tẩm với thời gian thích hợp, gỗ thanh sẽ được xếp vào lò sấy đến độ ẩm thích hợp 12%. Gỗ sau khi sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn trên sẽ được kiểm tra, đóng kiện theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Gỗ ghép cao su được ghép từ gỗ tự nhiên đã qua tẩm sấy và sử lý mối mọt.

Vì cây cao su thường có đường kính không lớn nên phải cắt thành thành từng thanh gỗ, sau đó sử dụng phương pháp ghép nối tạo liên kết thành tấm ván lớn. Những thanh gỗ cao su được chọn từ những cây cao su lâu năm, có vân gỗ uốn lượn, màu sắc vàng ấm rất đẹp. Nên sử dụng phổ biến nhất trên thị thường là loại ván gỗ cao su ghép.

Gỗ cao su ghép thanh
Gỗ cao su đã qua gia công và xử lý

Gỗ cao su ghép còn gọi ván ghép thanh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép bằng mộng răng cưa liên kết bằng keo. Gỗ cao su ghép được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ trước điều kiện khí hậu ở Việt Nam. Máy ép chân không dùng để ghép thanh gỗ tự nhiên lên bề mặt gỗ ghép thanh bằng keo chuyên dụng theo tiêu chuẩn châu Âu.

Trải qua nhiều quá trình tẩm sấy và xử lý hóa chất nghiêm ngặt các chất độc của gỗ cao su hầu như đã được loại bỏ, lúc này gỗ cao su trở bên rất chắc chắn và có khả năng chống mối mọt, các tính năng cũng sẽ được phát huy tối đa. Sau đó các mảnh gỗ được tung ra thị trường, phân phối tới các phân xưởng chế tạo để tạo nên những sản phẩm tuyệt hảo.

Gỗ Cao Su là một nguồn nguyên liệu quan trọng trong ngành gỗ Việt Nam, với nguồn nguyên liệu tự nhiên rẻ và phong phú gỗ cao su được ứng dụng rất nhiều trong đời sống thực tế đặc biệt là ngành nột thất.

Các loại tấm gỗ cao su ghép phổ biến trên thị trường hiện nay

Để tăng thêm tính thẩm mỹ và tính ứng dụng của gỗ ván ghép cao su. Nhà sản xuất đã kết hợp thêm với những lớp phủ lên trên bề mặt. Nhằm che đi những dấu vết không đều về màu sắc của gỗ ghép thanh. Một trong những cách đó là phủ veneer cho tấm gỗ ghép.

Gỗ cao su ghép thanh phủ veneer

Veneer chính là tấm gỗ lạng mỏng từ gỗ tự nhiên. Cực kỳ mỏng chỉ khoảng 1 – 2mm. Chúng được dán lên bề mặt thô của gỗ ván ghép phục vụ nhu cầu trang trí, thiết kế nội thất. Do được lạng từ gỗ tự nhiên, nên bề mặt tấm ván phủ veneer sẽ nhìn không khác gì bề mặt gỗ tự nhiên.

Các loại veneer phổ biến trên thị trường hiện nay có: veneer gỗ sồi, veneer gỗ xoan đào, veneer gỗ óc chó, tần bì. Thông thường, cốt gỗ cao su ghép bên trong chỉ là loại BC hoặc CC mới phủ veneer. Gỗ cao su ghép thanh phủ veneer có tính thẩm mỹ cao nên được ứng dụng để làm đồ nội thất như tủ áo, tủ giày, tủ sách,…

Gỗ cao su ghép thanh phủ bóng

Đây là loại gỗ ghép cao su kết hợp thêm với 1 lớp keo bóng lên bề mặt. Cũng với mục đích làm gia tăng thêm tính thẩm mỹ cho ván gỗ ghép. Ngoài ra, lớp phủ bóng còn là một màng chắn ngăn chống thấm nước và mối mọt hiệu quả. Giúp việc vệ sinh bề mặt gỗ được dễ dàng hơn rất nhiều. Còn tăng khả năng chống xước, chịu va đập tốt hơn.

Lớp keo bóng sử dụng là loại nhựa PVC tổng hợp có chức năng bảo vệ bề mặt của gỗ công nghiệp. Đây là vật liệu được đánh giá là sự thay thế hoàn hảo cho sơn PU bới khả năng bám chắc, mịn hơn, mỏng hơn và đặc biệt là giá thành rẻ hơn rất nhiều.

Dòng sản phẩm này được sử dụng phổ biến để làm mặt bàn học sinh, bề mặt của bàn tại các quán ăn, quán cafe, quán nước, quán trà sữa,…

Xem thêm: Giường gỗ Lim có tốt không? Có nên mua không?

Lời kết

Hy vọng qua bài viết vừa rồi các bạn sẽ biết được gỗ cao su là gì cũng như ưu điểm, đặc điểm và ứng dụng của gỗ cao su. Quan trọng hơn khi mua gỗ cao su bạn không còn phải lo lắng loại gỗ này có tốt không, có độc không? Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết trên của Phú Trang.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *