Gỗ dán là một trong những phát triển sáng tạo của ngành gỗ công nghiệp. Loại vật liệu này được làm nên bởi rất nhiều lớp gỗ mỏng xếp liên tục vuông góc với nhau theo đường của vân gỗ. Các lớp gỗ mỏng này được dán với nhau bằng keo chuyên dụng như keo Phenol hay Formaldehyde dưới sự tác động của nhiệt và lực ép các lớp gỗ mỏng này gắn kết với nhau thành mốt tssmd duy nhất gọi là gỗ dán. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thêm những thông tin về gỗ dán là gì, đặc điểm cấu tạo và ứng dụng của gỗ dán qua bài viết dưới đây bạn nhé!
Gỗ dán là gì?
Gỗ dán hay còn gọi là gỗ Plywood, ván ép, ván dán hiểu một cách đơn giản đây là tấm vật liệu được làm từ nhiều lớp gỗ tự nhiên lạng mỏng khoảng 1 mm. Các lớp gỗ này được sắp xếp vuông góc theo hướng vân gỗ của mỗi lớp, rồi được ép vào nhau dưới nhiệt độ và áp suất cao với sự tham gia của các chất kết dính.
Không phải ngẫu nhiên mà gỗ ván dán được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn nó làm vật dụng nội thất cho ngôi nhà của mình. Do đặc tính sản xuất dễ dàng, nguồn nguyên liệu dễ kiếm được sản xuất trong quy trình khép kín, được thêm một số hóa chất kết dính chúng lại với nhau đưa đến cho chúng ta thành phẩm là những miếng gỗ ván dán.
Để đa dạng hóa sản phẩm, màu sắc dành cho các thiết bị nội thất thì các kỹ sư đã chế tạo các lớp phủ trên bề mặt gỗ dán lớp Melamin đem tới độ bóng, chống xước và nước, bảo vệ sản phẩm chế tạo từ gỗ ván dán khỏi một vài tác nhân bên ngoài giúp chúng tăng tuổi thọ và có độ bền, độ mới lâu hơn.
Được thiết kế bởi nguồn nguyên liệu có sẵn nên giá thành của các sản phẩm chế tạo từ gỗ ván dán tương đối rẻ hơn so với chất liệu gỗ tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt. Chính vì vậy nó được người tiêu dùng chú trọng hơn, ưu tiên làm lựa chọn hàng đầu khi lựa chọn sản phẩm nội thất cho ngôi nhà của mình.
Thành phần cấu tạo của gỗ dán Plywood
Nguyên liệu để sản xuất gỗ thường là các loại gỗ như thông, bạch dương, trám, keo, bạch đàn, vân vân. Cấu tạo của gỗ dán được chia làm ba thành phần:
- Ruột: Gồm nhiều lớp gỗ mỏng được lạng từ khúc gỗ tròn rồi dán với nhau.
- Mặt: Là lớp veneer
- Keo: Dùng để dán các lớp gỗ, gồm có keo chịu nước (Phenolic hoặc Melamine), chống ẩm MR (Urea formaldehyde).
Ngoài ra để tăng độ chắc chắn và bền đẹp với thời gian trong thời gian sử dụng lâu dài thì chúng còn được cho thêm một số phụ gia hoàn toàn thân thiện với người sử dụng
Mặt gỗ thường được phủ một lớp Melamin có nhiều màu sắc giúp bạn dễ dàng lựa chọn được sản phẩm ưng ý nhất dành cho ngôi nhà của gia đình.
Đặc điểm của gỗ dán
Vì là một sáng tạo lớn trong ngành công nghiệp gỗ nên gỗ dán có rất nhiều đặc điểm nổi trội so với gỗ tự nhiên. Gỗ dán có đặc điểm nổi bật là:
- Có độ bền cao tuy không bằng gỗ tự nhiên nhưng độ bền của gỗ dán cũng khá đảm bảo.
- Gỗ dán có độ sáng và đọ cứng tốt do xuất thân là các lớp gỗ tự nhiên mỏng dán chồng lên nhau nên gỗ dán có độ sáng không kém gì gỗ tự nhiên còn độ cứng sẽ cứng hơn chính loại gỗ tự nhiên làm nên nó bởi lớp keo Phenol.
- Một đặc tính ưu việt của gỗ dán đó là có tính chịu lực cao, không bị vênh, nứt hay bị co ngót, Dù thời tiết có thay đổi thế nào thì loại gỗ này cũng không cong vênh hay co ngót.
- Có bề mặt phẳng, chịu nước cực tốt vì bề mặt gỗ được phủ phim.
- Giá thành của gỗ dán công nghiệp rẻ hơn gấp nhiều lần so với gỗ tự nhiên.
- Tuy nhiên gỗ dán có một đặc điểm không tốt đó là để lâu trong nơi có độ ẩm cao thì gỗ rất nhanh bị mục.
Ưu – nhược điểm của gỗ dán
Gỗ dán được sử dụng phổ biến trong xây dựng cũng như ứng dụng nhiều trong nội thất, vậy từ những đặc điểm đó, gỗ dán có những ưu và nhược điểm gì so với các loại gỗ khác. Cùng tìm hiểu ngay bên dưới!
Ưu điểm
- Vật liệu này đảm bảo không co nứt, cong vênh, ít mối mọt và chịu được lực cao.
- So với loại gỗ tự nhiên hay gỗ thường thì gỗ dán chịu nước phủ phim, phủ keo
- Do cách sắp xếp các lớp gỗ đan xen nhau nên ván dán rất cứng và có độ bền cơ lý rất cao.
- So với ván MDF, ván dán ít bị ảnh hưởng bởi nước hơn và tấm ván không dễ bị phồng khi ngâm nước như ván MDF.
- Ván dán có khả năng bám vít và bám dính vô cùng tốt.
- Ván chịu ẩm khá tốt trong môi trường thoáng khí.
- Gỗ dán mang lại độ bền đẹp, tính thẩm mỹ cao hơn so với loại gỗ thông thường khác.
Nhược điểm
Gỗ ván dán có rất nhiều ưu điểm nhưng cũng vẫn tồn tại số ít nhược điểm đó là:
- So với ván MDF hay ván dăm, giá thành của ván dán cao hơn.
- Khi cắt ván dán, cạnh ván dễ bị sứt mẻ.
Lĩnh vực ứng dụng của gỗ dán
- Nhà liền kề và chung cư
- Khu dân cư và văn phòng nhiều tầng
- Tòa nhà công cộng và tòa nhà hành chính
- Tòa nhà nông nghiệp
- Phòng thể thao và các cơ sở giải trí
- Khu vực sử dụng
- Mái kèo và kết cấu mái ngay cả trong khu vực tiếp xúc
- Dầm chính dài cũng có hình dạng đặc biệt
- Hỗ trợ và cột
- Kết cấu trần hoặc hệ thống lưới hỗ trợ
Gỗ dán công nghiệp và gỗ dán tự nhiên cái nào tốt hơn?
Ván gỗ dán công nghiệp và ván gỗ đán tự nhiên đều có ưu nhược điểm riêng. Tuy nhiên nhiều người vẫn thắc mắc là thường xuyên so sánh hai loại ván này. Vậy cái nào tốt hơn? Cùng tiếp tục tìm hiểu với Phú Trang thông qua các thông số và đặc điểm bên dưới đây.
- Cấu trúc và khả năng chịu lực:
Ván gỗ dán công nghiệp (Plywood) có cấu trúc hình hạt chéo giúp tăng khả năng chịu lực và ổn định. Điều này làm cho Plywood có khả năng chịu lực tốt hơn so với gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên có cấu trúc mạch gỗ tự nhiên, có thể không đảm bảo khả năng chịu lực cao như Plywood.
- Lớp bề mặt và sự mịn màng:
Lớp bề mặt của gỗ tự nhiên và Plywood có thể ngang ngửa nhau. Tuy nhiên, sau khi trải qua quá trình gia công phức tạp, Plywood có thể mịn hơn.
- Khả năng bám dính:
Ván gỗ dán công nghiệp (Plywood) với cấu trúc hạt chéo cung cấp độ bám mạnh mẽ hơn cho đinh, keo và vít. Điều này làm cho việc gắn kết chắc chắn hơn so với gỗ tự nhiên.
Gỗ tự nhiên có độ cứng và giòn tương đối, có thể giữ tốt đinh vít, nhưng có khả năng bị nứt khi gia công không cẩn thận.
- Trọng lượng:
Trọng lượng của ván gỗ dán công nghiệp (Plywood) nhẹ hơn gỗ tự nhiên do quá trình sản xuất Plywood thường đi kèm với việc sấy khô, giúp giảm trọng lượng. Tuy nhiên, sự khác biệt trong trọng lượng không đáng kể.
Quy chuẩn về gỗ dán
Loại keo mà Gỗ Thông Phú Trang sử dụng trong gỗ dán là keo E1, E2 có thành phần gốc tổng hợp, không có độc tố, chuyên dùng để ép ngang với thời gian ép ngắn và rắn nhanh. Khách hàng có thể lưu ý với dòng keo đỏ là loại keo chỉ chuyên sử dụng cho các loại gỗ dán ngoài trời.
Đa phần loại keo mà Gỗ Thông Phú Trang sử dụng là keo E1, E2. Sử dụng mặt hàng được chứng nhận nguồn gốc CO và chứng nhận chất lượng CQ, gỗ dán tại công ty chúng tôi có những quy chuẩn nhất định về quy cách cũng như kích thước của tấm vật liệu:
- Kích thước thông dụng: 1,22 x 2,44m
- Độ dày: Từ 3mm đến 30mm
Nguyên liệu tốt nhất để làm gỗ dán là gỗ bạch đàn, đặc biệt là gỗ có tuổi thọ từ 7 đến 8 năm. Gỗ bạch đàn có ưu điểm là cứng nhưng vẫn có độ dai, có màu hồng đặc trưng và có thể chịu nước tốt. Tại công ty chúng tôi nổi bật là dòng gỗ dán công nghiệp và gỗ dán Gỗ Thông Phú Trang. Hai dòng gỗ này có chất lượng ổn, mặt khá phẳng và tương đối đẹp.
Quy trình sản xuất gỗ dán
- Các lớp gỗ vân ngang vân dọc được đặt xếp chồng, đan xen và kết dính bởi các lớp keo chuyên dụng.
- Xử lý gỗ theo kích cỡ quy định và được bóc vỏ nhằm đảm bảo tính đồng đều và độ mịn của các lớp gỗ lạng.
- Gỗ tiếp tục được lạng mỏng bằng máy bóc chuyên dụng.
- Các lớp gỗ lạng mỏng này được cắt nhỏ thành kích thước 8 feet x 2 feet đối với cả tấm và 4 feet x 2 feet đối với lớp lõi.
- Các lớp gỗ lạng sau đó sẽ chuyển qua sấy khô với nhiệt độ được kiểm soát.
- Tiếp tục bảo quản trong vòng 24 tiếng để giữ lại độ ẩm từ 6 đến 8%.
- Các lớp gỗ ghép này sau đó được chuyển tới dây chuyền lắp ráp và dây chuyền phun keo dán gỗ.
- Các lớp gỗ ghép này được ép sơ bộ dưới một mức áp suất cố định trong một khoảng thời gian nhất định.
- Các chồng ván ép được đưa tới dây chuyền ép nóng và ép dưới nhiệt độ và áp suất được kiểm soát.
- Cắt thô thành hình chữ nhật.
- Xử lý bằng máy chà để đạt được bề mặt mịn và đồng đều.
- Các tấm ván được đưa đến dây chuyền phun keo để dán lớp bề mặt lên trên.
- Để đạt được độ cứng tối ưu, ván tiếp tục được ép thêm 4 lần nữa.
- Ván được ép nóng có trang bị hệ thống nén đàn hồi nhằm giữ được độ ẩm và đảm bảo độ phẳng của bề mặt ván.
- Ván tiếp tục được đưa tới công đoạn cắt cuối cùng.
- Cuối cùng, ván được chuyển qua máy chà để kiểm tra chất lượng lần cuối.
Ứng dụng của gỗ ván dán trong đời sống
Ứng dụng của sản phẩm gỗ ván dán:
- Sản xuất ghế gỗ gấp gọn Phê Decor, 1 số loại ghế xếp chồng, bàn ăn…
- Vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong xây dựng như làm khuôn đổ bê tông hay vật liệu phủ.
- Gỗ dán nhiều lớp được sử dụng cho những sản phẩm chịu lực và có độ ổn định kích thước cao như sàn và vách.
- Loại gỗ này có thể tiếp tục được phủ các bề mặt để ứng dụng trong nội thất như bàn, tủ, giường, vân vân.
- Ngoài ra, vật liệu còn được dùng để đóng thuyền, ghe…
Xem thêm:
- Bảng giá gỗ ván ép mới nhất 2024 – Mua ở đâu giá rẻ?
- Top 10 cửa hàng bán Pallet gỗ tại Bình Dương uy tín giá tốt
Lời kết
Trên đây là những thông tin về gỗ dán do Phú Trang đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin cần thiết về gỗ dán bạn nhé!
CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG
1. Showroom trưng bày sản phẩm
- Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
- Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM
2. Tổng kho sản phẩm
- Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
- Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
3. Thời gian hoạt động : 07h30 – 18h00