Thuộc hàng “Tứ Thiết Mộc”, gỗ sến là một trong bốn tên gọi được khách hàng ưa chuộng hàng đầu trong lĩnh vực nội thất gỗ tại Việt Nam. Gỗ sến là gỗ gì? Đâu là ứng dụng, phân loại và đặc điểm nổi bật của nó? Chia sẻ dưới đây của Gỗ Thông Phú Trang sẽ giúp bạn giải đáp.
Gỗ sến là gỗ gì?
Gỗ sến là loài thực vật thuộc họ Hồng xiêm, chúng được biết đến với danh pháp hai phần Madhuca pasquieri, cùng nhiều tên gọi khác như: Sến dưa, sến ngũ điểm, sến chên hay sến mật,… Cây gỗ này phân bố chủ yếu tại Trung Quốc, Việt Nam và các khu rừng nhiệt đới có độ ẩm cao và chất đất tốt. Tại Việt Nam, chúng xuất hiện rộng khắp các tỉnh thành từ Lào Cai, Sơn La, Ninh Bình đến Thanh Hóa và Quảng Bình.
Đặc điểm sinh học của gỗ sến
Nắm rõ hình thái sinh học và đặc điểm sinh trưởng sẽ giúp bạn hiểu gỗ sến là gỗ gì. Dưới đây là một vài thông tin mà bạn có thể tham khảo để phân biệt gỗ sến với các loại cây khác:
Đặc điểm sinh học
- Gỗ sến là cây lấy gỗ lớn, kích thước khi trưởng thành từ 30 – 35m, thân cây to, trong điều kiện lý tưởng có thể phát triển đạt ngưỡng 40m.
- Lá gỗ sến có hình bầu dục, phiến lá rộng 2 – 6cm, dài từ 6 – 16cm. Đầu lá tù, mũi nhọn, mép lá có hình răng thưa và thường hay mọc thành chùm.
- Hoa cây gỗ sến mọc chủ yếu vào tháng 1 đến tháng 3, xuất hiện tại các nách lá phía trên, mỗi ngách có 2 – 3 hoa, màu hồng đỏ.
- Quả gỗ sến có hình cầu hoặc hình bầu dục, dài 3 – 5cm, mọc vào tháng 11 đến tháng 12. Quả có lớp vỏ xanh khi non và chuyển dần sang màu cam khi chín.
- Hạt gỗ sến giống hình quả trứng, thường được ứng dụng để làm dầu trong chế biến thực phẩm.
Đặc điểm sinh trưởng
- Cây gỗ sến sinh trưởng chậm, phát triển tốt trong môi trường khí hậu ẩm và có nền đất tốt.
- Thường tập trung mọc thành rừng hoặc mọc xen kẽ với gỗ lim xanh.
- Là loại cây tái sinh dựa vào hạt và chồi.
Gỗ sến thuộc nhóm mấy?
Gỗ sến là dòng cây có giá trị kinh tế cao, thuộc hàng gỗ quý hiếm, góp mặt trong nhóm II của bảng gỗ hiện hành tại Việt Nam. Gỗ sến được ứng dụng rộng rãi trong các mặt hàng thiết kế nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ và có giá thành cao hơn so với các dòng gỗ khác trên thị trường.
Gỗ sến có mấy loại?
Dựa theo đặc tính và màu sắc, gỗ sến được chia làm nhiều loại, bao gồm: Sến năm ngón, sến giữa, sến trắng, sến đỏ, sến mật, sến mủ, sến cát,… Trong đó nổi bật và phổ biến nhất là 3 loại sến đỏ, sến mật và sến mủ. Dưới đây là phân loại các loại gỗ sến, cụ thể:
Gỗ sến đỏ
Gỗ sến đỏ nổi bật với màu nâu đỏ và kích thước khá lớn. Cây gỗ cao khoảng 20m, phân bố chủ yếu tại khu vực rừng nhiệt đới, mọc xen kẽ với cây gỗ lim. Cây ra hoa vào tháng 1 đến tháng 2 và cho quả từ tháng 3 đến tháng 5.
Sến đỏ có đường vân đẹp, độ cứng tốt và khả năng chịu lực lớn, thường sử dụng để sản xuất các sản phẩm nội thất sang trọng, có giá trị kinh tế cao.
Gỗ sến mật
Gỗ sến mật có giá trị kinh tế cao, được ưa chuộng rộng rãi với mục đích thiết kế nội thất. Loại gỗ này có đặc điểm nặng và cứng, rất khó gia công. Chúng được sử dụng để làm tấm phản, cột nhà, sập gỗ,… và nhiều vật dụng nội thất với phong cách sang trọng, tinh tế.
Không những thế, vẻ ngoài quý phải của gỗ sến mật cũng giúp gia chủ khẳng định được giá trị và tầng lớp của mình, bởi chỉ những gia đình có điều kiện kinh tế cao mới sử dụng loại gỗ này.
Gỗ sến mủ
Gỗ sến mủ thuộc loại gỗ dầu, bề mặt thường có màu vàng nhạt, ít dác lõi và thường xuất hiện nhiều sợi sẫm. Đây là loại gỗ được xếp ngang hàng với gỗ đinh hương, sử dụng lâu gỗ có hiện tượng chuyển dần sang màu vàng đậm, một vài loại còn có màu đỏ nhạt.
Gỗ sến mủ thuộc dòng gỗ quý hiếm, có độ cứng cáp và khả năng chịu lực tốt. Chúng mang lại giá trị kinh tế cao và hiện nay đang được bảo vệ nghiêm ngặt.
Gỗ sến có tốt không?
Gỗ sến là loại gỗ được nhiều khách hàng ưa chuộng và ưu ái sử dụng cho mục đích thiết kế nội thất. Vậy trên thực tế gỗ sến tốt như thế nào? Những ưu, nhược điểm dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chính xác thắc mắc này:
Ưu điểm của gỗ sến
Gỗ sến được đánh giá cao về chất lượng nhờ những đặc điểm sau đây:
- Gỗ có khả năng chịu lực nén tốt, cứng cáp và ít bị ảnh hưởng bởi độ ẩm môi trường. Đặc điểm này giúp các sản phẩm nội thất làm từ gỗ sến có tuổi thọ lâu bền, hạn chế mối mọt, ẩm mốc và ít xảy ra tình trạng cong vênh hơn so với các loại gỗ khác.
- Gỗ sến có sắc đỏ nâu ấn tượng cùng họa tiết vân gỗ lạ mắt, phù hợp để chế tác các sản phẩm nội thất, đồ vật trưng bày theo phong cách sang trọng, cổ điển.
- Các bộ phận trên cây gỗ sến (thân, lá, quả, hạt) đều mang lại giá trị hữu ích và an toàn cho sử dụng.
- Gỗ sến có tính ứng dụng cao, chúng được sử dụng để sản xuất linh hoạt nhiều mặt hàng thủ công mỹ nghệ và hàng tiêu dùng như: tủ gỗ, bàn ghế gỗ, giường, sập,…
Nhược điểm
Bên cạnh mặt lợi, gỗ sến cũng tồn tại một số hạn chế nhất định:
- Đặc tính gỗ cứng, nặng, rất khó cho việc di chuyển và gia công thiết kế.
- Là một trong những dòng gỗ quý hiếm nên nguồn cung cấp gỗ chưa thực sự ổn định.
- Giá thành tương đối cao so với các dòng gỗ khác.
Qua những phân tích ưu, nhược điểm nêu trên ta có thể thấy gỗ sến là một loại gỗ tốt, chúng không chỉ cung cấp sự bền bỉ, vững chắc cho đồ nội thất, mà còn mang lại vẻ đẹp sang trọng, hiện đại trong tổng thể căn hộ của người sở hữu. Tuy vẫn tồn tại một vài hạn chế, nhưng nhìn chung đây là một loại gỗ tốt, đáng để khách hàng lựa chọn cho mục đích trang hoàng tổ ấm.
Gỗ sến bao nhiêu tiền một khối (1m3)?
Tùy vào xu hướng thị trường, quy cách gia công và đặc điểm phân loại, gỗ sến sẽ có giá thành khác nhau. Nhìn chung, giá gỗ sến tròn sẽ rơi vào khoảng 11 – 13 triệu/m3, gỗ sến khối hộp giá từ 17 – 20 triệu/m3 và đối với các thành phẩm đã qua gia công, giá trị có thể lên đến hàng chục triệu đồng.
Tham khảo bảng giá dưới đây để biết chính xác gỗ sến bao nhiêu tiền một khối:
Sản phẩm | Giá thành (VNĐ) |
Gỗ sến đỏ | 28 triệu đồng/m3 |
Gỗ sến mủ | 20 triệu đồng/m3 |
Gỗ sến vàng | 26 triệu đồng/m3 |
Gỗ sến bo bo | 33 triệu đồng/m3 |
Gỗ sến Nam Phi | 15 triệu đồng/m3 |
Ứng dụng gỗ sến
Gỗ sến thuộc hàng quý hiếm, được nhiều khách hàng ưa chuộng và tìm mua. Dưới đây là một số ứng dụng phổ biến nhất mà bạn có thể tìm thấy ở loại gỗ này:
Nội thất trang trí nhà cửa
Gỗ sến thường được sử dụng để làm nội thất trong các căn hộ, nhà riêng, khách sạn và nhà hàng cao cấp. Gỗ sến có màu sắc độc đáo, vân gỗ đẹp, tạo nên không gian ấm cúng và sang trọng. Nó có thể được sử dụng để làm cửa, tủ, bàn, ghế, giường và các vật dụng trưng bày khác như tranh, tượng, bình gỗ.
Mặc khác, gỗ sến cũng thích hợp để làm vật liệu lót sàn. Với màu sắc tự nhiên cùng độ bền cao, sàn gỗ sến có thể cắt thành nhiều tấm, dễ dàng lắp ráp và góp phần tạo nên một không gian sống thoải mái, gần gũi cho gia chủ.
Đồ trang sức
Gỗ sến cũng được sử dụng để tạo ra các món trang sức độc đáo, tự nhiên như vòng cổ, vòng tay, nhẫn,… giúp người sử dụng thể hiện được cá tính và đẳng cấp của bản thân.
Phục vụ ngành y dược
Bên cạnh thẩm mỹ, cây gỗ sến cũng mang nhiều công dụng phục vụ cho việc hỗ trợ và bảo vệ sức khỏe con người. Đặc biệt, lá cây sến được sử dụng để trị bỏng, hạ sốt, cải thiện chức năng tim và hạn chế những ảnh hưởng xấu đến hệ răng miệng.
Lời kết
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, phân loại và ứng dụng của cây gỗ sến, nhằm giúp bạn giải đáp thắc mắc gỗ sến là gỗ gì. Hy vọng sau khi tham khảo qua bài viết mà Gỗ Thông Phú Trang mang lại, bạn đã có thêm kiến thức về các loại gỗ, cũng như tìm ra mặt hàng phù hợp cho nhu cầu trang trí nhà cửa vào các dịp lễ lớn cuối năm này.
Xem thêm: Xà gồ gỗ là gì? Những ứng dụng của xà gồ trong xây dựng
Lời kết
Chúng tôi vừa cung cấp cho các bạn chi tiết những đặc điểm, khái niệm,.phân loại và ứng dụng của gỗ sến trên thị trường hiện nay. Chúc các bạn sẽ có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích.về các loại gỗ để lựa chọn được các nguyên liệu phù hợp nhất cho nội thất gia đình.
CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG
1. Showroom trưng bày sản phẩm:
- Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
- Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM
2. Tổng kho sản phẩm:
- Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
- Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00