Gỗ là một vật liệu tự nhiên thân thiện và có giá trị cao, đã được người Việt yêu thích và xuất hiện nhiều ở các gia đình quý độc, giàu có. Với sự khan hiếm ngày một tăng, gỗ Sưa, một trong các loại gỗ tự nhiên quý giá, đã và đang được săn đón nhiều tại thị trường Việt Nam. Trong bài viết này, Gỗ Thông Phú Trang sẽ hướng dẫn bạn gỗ sưa là gỗ gì, phân loại và ứng dụng của gỗ này trong nhiều lĩnh vực.
Gỗ Sưa là gỗ gì?
Gỗ Sưa (một số nơi gọi là gỗ huê hoặc huỳnh đàn) là loại gỗ tự nhiên được khai thác từ cây gỗ Sưa thân gỗ, thuộc nhóm cây họ Đậu. Cây Sưa ưa môi trường sáng và chứa độ ẩm cao như vùng đất sâu.
Gỗ cây có mùi thơm nhẹ nhàng đặc trưng, dễ dàng gợi nhớ đến gỗ trầm hương. Khi đốt, gỗ Sưa lại tỏa ra mùi rất khó ngửi nên còn có cách gọi khác là gỗ Trắc Thối. Hiện nay loại gỗ này ở nước ta đã trở nên khan hiếm vì bị khai thác quá nhiều vì giá trị cao lên đến hàng chục tỷ đồng.
Sự phân bố của cây Sưa
Với đặc tính ưa đất sâu và giàu độ ẩm, cây Sưa thường được tìm thấy ở những khu vực có độ cao tuyệt đối dưới 500m, đặc biệt là những khu rừng nhiệt đới lẫn nhiệt đới gió mùa.
Sưa sinh trưởng và phát triển trên khắp mọi miền đất nước, số lượng nhiều hơn cả vẫn là miền Bắc và miền Trung nhờ đặc trưng khí hậu ôn hòa. Cây Sưa cũng mọc rải rác tại tỉnh Hải Nam, Trung Quốc lân cận. Ở Trung, người ta gọi Sưa là Huỳnh đàn Việt.
Đặc điểm nhận biết gỗ Sưa
Gỗ Sưa là một loại gỗ quý hiếm có chất lượng thượng hạng nên có nhiều điểm đặc trưng riêng biệt rất dễ dàng để nhận biết. Khi quan sát, sẽ thấy được hình thức đẹp mắt và trang nhã của gỗ Sưa – có hoa văn vân gỗ đẹp, thớ dẻo mịn. Đây cũng là lý do gỗ thường được ưa chuộng dùng làm đồ thủ công mỹ nghệ hoặc vật phẩm phong thủy tô điểm cho không gian sống.
Gỗ Sưa cứng và chỉ có giá trị cao ở phần lõi gỗ. Gỗ lan tỏa một hương thơm rất nhẹ nhàng, dễ chịu như hương trầm giúp chữa lành tâm hồn và sau khi đốt cháy hết sẽ có tàn màu trắng đục.
Gỗ Sưa thuộc nhóm mấy?
Gỗ Sưa (hay gỗ huê, trắc thối) được phân thành một trong 8 loại gỗ ở nhóm IA – nhóm này phân loại các loại gỗ tự nhiên có độ khan hiếm cao tại Việt Nam. Gỗ thuộc nhóm I có đặc tính quý giá và giá trị kinh tế rất cao, yêu cầu hình thức đẹp, khả năng chịu được lực va đập.
Hiện nay, nhà nước đã ban hành những quy định bảo vệ và cấm khai thác nghiêm ngặt cho gỗ Sưa, nghiêm cấm khai thác với mục đích thương mại từ năm 1994.
Xem thêm: Ván ép MDF giá bao nhiêu? Bảng giá ván ép MDF mới nhất
Ưu điểm nổi bật của gỗ Sưa
Là một trong những loại gỗ được săn đón hàng đầu tại thị trường nội địa, gỗ Sưa sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với những loại gỗ tự nhiên khác:
- Màu sắc tự nhiên đẹp mắt, có nhiều màu khác nhau tùy thuộc vào loại Sưa, không cần sơn lại – mang đến phong cách nội thất sang trọng.
- Bề mặt nhẵn, thớ mịn, màu hồng nhạt. Vân gỗ đẹp mắt và đều.
- Mùi thơm dịu nhẹ đặc trưng, tốt cho sức khỏe người dùng.
- Độ bền và dẻo cao, chống cong vênh, mối mọt khi dùng,
- Dễ chế tác và gia công, chạm khắc phức tạp, tinh xảo.
- Tuổi thọ tương đối cao, mang lại giá trị kinh tế cao và bền lâu.
Gỗ Sưa có mấy loại?
Gỗ Sưa được phân loại dựa trên màu sắc gỗ với những đặc tính và giá trị kinh tế khác nhau. Bốn loại gỗ Sưa phổ biến thường gặp bao gồm: Gỗ Sưa đỏ, Sưa trắng, Sưa đen và gỗ Sưa vàng.
Gỗ sưa đỏ
Gỗ Sưa đỏ được đánh giá là loại gỗ Sưa có giá trị hàng đầu và cao cấp nhất trong danh sách này. Điểm đặc biệt hiếm gỗ tự nhiên nào có thể sánh được với Sưa đỏ chính là nằm ở màu sắc gỗ. Ngay từ ở tên gọi, Sưa đỏ đã tiết lộ một sắc đỏ đẹp mắt và ảo diệu.
Gỗ Sưa đỏ nhạt ở những cây trưởng thành và sắc đỏ càng đậm màu hơn với cây già. Vân gỗ Sưa đỏ có bốn lớp và vân đen 4 mặt. Gỗ bền và dễ gia công hơn cả Trắc với lớp tinh dầu chống mối mọt, tạo nên mùi thơm nhẹ nhàng. Gỗ Sưa đỏ thường dùng làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ và chạm khảm đồ mộc.
Gỗ sưa trắng
Trái với gỗ Sưa đỏ, gỗ Sưa đỏ có giá trị kinh tế thấp hơn nhiều và cũng không tỏa ra hương thơm đặc trưng của dòng gỗ Sồi. Sưa trắng được trồng nhiều ở các khu vực công cộng như công viên hoặc dọc đường phố để tạo bóng râm và không khí mát mẻ, trong lành. Sở dĩ giá trị kinh tế của Sưa trắng thấp là vì chất lượng hoa văn của gỗ kém và không có mùi thơm như Sưa đỏ.
Gỗ Sưa đen
Gỗ Sưa đen đã trải qua quá trình vùi lấp nhiều năm trong lòng đất sâu, hình thành nên màu đen huyền bí, độ bóng của gỗ cao và chứa một lượng lớn tinh dầu nên tỏa ra mùi hương rất thơm, khi cưa ra sẽ ngửi được mùi hương đậm đà này ngay. Bề mặt gỗ đẹp với các lớp vân sáng tối xen kẽ với nhau, có giá trị sử dụng vô cùng cao, dùng trong nội thất và chế tạo mỹ phẩm.
Gỗ Sưa vàng
Gỗ Sưa vàng xuất hiện nhiều ở Tam Kỳ, Quảng Nam và các tỉnh thành ở khu vực miền Trung nước ta. So với các loại gỗ Sưa đỏ và đen thì Sưa vàng có giá trị kinh tế thấp, chỉ được dùng để trồng cây lấy bóng mát hoặc thêm cây xanh cho quang cảnh thành phố. Sưa vàng nở hoa rất đẹp và nhiều nên có ứng dụng tạo cảnh quan nhiều hơn là nội thất và phong thủy.
Ứng dụng của gỗ Sưa
Gỗ Sưa được giới thượng lưu phong kiến yêu thích từ xa xưa và ngày nay cũng được ưa chuộng để chế tác đồ mỹ nghệ lẫn nội thất xa xỉ. Nhờ hương thơm nhẹ, vân gỗ đẹp và giá trị cao so với các loại gỗ khác, Sưa được ứng dụng nhiều trong trang trí không gian nhà ở, hỗ trợ sức khỏe và ý nghĩa tâm linh.
Nội thất gỗ Sưa
Các sản phẩm nội thất được làm từ gỗ Sưa luôn được đánh giá cao bởi chất lượng cao cấp, độ bền tốt và có đa dạng những mẫu mã, thiết kế tinh xảo, phù hợp với những gia đình yêu thích phong cách tân cổ điển đầy sang trọng và độc đáo.
Gỗ tỏa ra mùi hương dịu và thơm tựa mùi trầm tạo ra không khí ấm áp dễ dịu trong căn nhà. Nội thất gỗ Sưa thường được săn đón là bộ bàn ghế phòng khách, giường ngủ, các món đồ thủ công mỹ nghệ góp phần điểm tô cho không gian sống như tượng thần tài, tượng Phật.
Dược liệu hỗ trợ sức khỏe
Ngoài giá trị về mặt sưu tầm đối với các dân chơi gỗ chính hiệu, gỗ Sưa còn ẩn chứa nhiều hiệu quả tuyệt vời cho sức khỏe chúng ta. Mùi thơm đặc trưng có ở gỗ Sưa giúp tâm hồn khoan khoái, thư giãn sau một ngày dài mệt mỏi – có thể được xem như một phương pháp trị liệu tinh thần.
Bột nghiền từ gỗ Sưa có tuổi đời lâu dài cũng được kỳ vọng có tác dụng thông tuần hoàn máu, làm trắng răng xỉn màu cũng như hoạt huyết, giải trừ các loại bệnh về huyết áp, đường ruột. Tiếp xúc với gỗ Sưa thường xuyên cũng giúp gia tăng khí sắc, làm da dẻ hồng hào và tràn đầy sức sống hơn.
Giá trị phong thủy
Từ xa xưa trong ghi chép về tâm linh, phong thủy, vật phẩm từ gỗ Sưa được xem là “vương mộc”. Nhiều người có niềm tin mãnh liệt về nguồn năng lượng bí ẩn tiềm năng trong những cây Sưa có tuổi đời hàng trăm năm.
Năng lượng này sẽ giúp cho gỗ Sưa đem tài lộc vào nhà, hóa giải vận hạn, thu hút bình an và may mắn về cho gia chủ. Trái với những loại vật liệu khác, gỗ hoàn toàn lấy từ tự nhiên và hấp thụ nhiều tinh hoa của đất trời nên có ý nghĩa phong thủy rất lớn.
Cách nhận biết gỗ Sưa
Gỗ Sưa là một loại gỗ cao cấp và có độ khan hiếm cao nên nhiều đối tượng lừa đảo đã làm giả cũng như định hướng cho khách hàng mua sai loại gỗ với những lời chào mời sai sự thật. Dưới đây là những cách nhận biết mà Phú Trang đề xuất đến bạn:
- Quan sát với mắt thường: “Vân gỗ Trắc, sắc gỗ Sưa” – có thể nói theo kinh nghiệm cha ông, cách đơn giản và hiệu quả nhất để nhận diện gỗ Sưa chính là màu sắc đặc trưng. Dù bám bụi hay đã bị mờ qua thời gian, chỉ cần bạn cạo nhẹ thì lớp màu này sẽ nổi lên ngay. Vân Sưa xoắn theo nhiều hình thù kỳ lạ.
- Ngửi hương thơm: Gỗ Sưa có đặc tính thơm dịu nhẹ và tự nhiên, khá giống với mùi trầm. Đây là mùi rất đặc trưng của Sưa và khó có thể nhầm lẫn với gỗ khác.
- Đốt gỗ: Khi đốt, gỗ Sưa tỏa ra một mùi thơm không hề dễ chịu, tàn tro còn lại có màu trắng đục.
- Ngâm trong nước sôi: Gỗ Sưa gặp nhiệt độ cao trong thời gian tầm 20 phút sẽ tỏa ra lớp váng dầu tự nhiên và mùi thơm nhẹ nhờ lượng tinh dầu dồi dào có trong gỗ.
Cách phân biệt gỗ Sưa trắng và gỗ Sưa đỏ
Gỗ Sưa Trắng và gỗ Sưa đỏ là hai loại Sưa rất phổ biến và được biết đến nhiều nhất khi nhắc đến loại gỗ này. Gỗ Thông Phú Trang sẽ hướng dẫn bạn phân biệt gỗ Sưa trắng và gỗ Sưa đỏ dựa trên những yếu tố dưới đây:
Về màu sắc:
- Gỗ Sưa đỏ có màu đỏ bã trầu, vân gỗ nổi lên từng lớp có thể quan sát rõ và nhìn rất đẹp. Màu sắc của Sưa đỏ được đánh giá cao nhờ độ loang màu kỳ diệu và xen lẫn màu đen trên các lớp gỗ.
- Gỗ Sưa trắng có màu vàng nhạt đến nâu vàng, vân gỗ không rõ ràng và trông không được thẩm mỹ như gỗ Sưa đỏ.
Về thớ gỗ:
- Gỗ Sưa đỏ có thớ gỗ dẻo và mịn nhỏ, màu hồng đào, vân gỗ bốn lớp và có cả vân đen ở bốn mặt xen kẽ với nhau.
- Gỗ Sưa trắng có thớ gỗ to, màu vàng nhạt, không được phức tạp và nghệ thuật như Sưa đỏ.
Về mùi hương tự nhiên:
- Gỗ Sưa đỏ có mùi thơm dịu nhẹ, thoang thoảng của hương trầm quen thuộc mà các bà các mẹ hay đốt để không gian thanh tịnh. Mùi này đến từ lượng tinh dầu tự nhiên trong gỗ.
- Gỗ Sưa trắng không có mùi thơm đặc trưng này.
Tàn tro khi đốt:
- Sau khi đốt xong, gỗ Sưa đỏ sẽ cháy thành tro màu trắng ngà.
- Còn đối với gỗ Sưa trắng sau khi đốt thì sẽ cháy thành tro màu đen.
Giá thành:
- Gỗ Sưa đỏ có nhiều đặc tính cao cấp vượt trội khi so sánh với gỗ Sưa trắng: về bề mặt gỗ lẫn độ bền đẹp và mùi hương nên có giá trị kinh tế cao hơn hẳn, đó là lý do giá thành gỗ Sưa đỏ lớn hơn nhiều so với gỗ Sưa trắng.
Lời kết
Gỗ Sưa đã chứng tỏ vị thế là loại gỗ tự nhiên có giá trị thượng hạng và đặc tính linh hoạt, là vật phẩm mà mọi nhà sưu tầm gỗ đều khao khát có được. Bài viết của Gỗ Thông Phú Trang đã lý giải thắc mắc gỗ Sưa là gỗ gì, những đặc tính tuyệt vời và cách nhận diện để tránh mua phải loại gỗ giả, kém chất lượng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về gỗ Sưa quý giá.
Xem thêm: