Quy cách ván mdf để chọn lựa phù hợp không phải ai cũng biết. Ngày nay ván MDF càng được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong ngành sản xuất nội thất tạo nên nét đẹp độc đáo và sang trọng cho sản phẩm. Vậy gỗ MDF là gì? Ưu – nhược điểm ra sao? Quy cách ván mdf có những tiêu chuẩn nào? Để giúp bạn biết rõ điều này ngay bây giờ hãy cùng Phú Trang theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu đôi nét về ván MDF
Khái niệm
- Là loại ván gỗ sợi mật độ trung bình.
- Thành phần là sợi gỗ có độ ẩm nhỏ hơn 20% kết hợp thêm keo kết dính chuyên dụng, nước và một số thành phần phụ gia khác.
- Bề mặt khá mềm mịn, phẳng nên có thể sử dụng trực tiếp mà không cần vật liệu phủ.
- Ngoài ra tùy theo nhu cầu của khách hàng thì trong quá trình sản xuất một số chất phụ gia khác sẽ được thêm vào để ván có khả năng chống cháy, chống ẩm,…
Ưu và nhược điểm của ván MDF
Cũng như rất nhiều những loại vật liệu khác gỗ MDF cũng mang trong mình rất nhiều những ưu và nhược điểm đặc trưng.
Ưu điểm:
- Nội thất làm bằng gỗ công nghiệp MDF có độ bền cao
- Khả năng chống bụi bẩn tốt
- Tính thẩm mỹ cao nhờ màu sắc và mẫu mã vô cùng đa dạng, độc đáo
- Dễ gia công, lắp đặt
- Giá thành phải chăng
- Khả năng cách âm tốt
- Nguồn nguyên liệu luôn có sẵn
- Thích hợp với nhiều phong cách nội thất….
Nhược điểm:
- Khả năng chịu nước kém với loại MDF thông thường. MDF xanh thì chống ẩm tốt hơn.
- MDF chỉ có độ cứng không có độ dẻo dai.
- Không làm được đồ trạm trổ như gỗ tự nhiên.
- Độ dầy của gỗ cũng có giới hạn nếu làm những đồ vật có độ dày cao thì phải ghép nhiều tấm gỗ lại.
Quy cách ván MDF chuẩn nhất
Tiêu chuẩn đánh giá
Sản phẩm gỗ công nghiệp MDF được sản xuất dựa trên quy trình nghiêm ngặt và đảm bảo nhiều quy định cũng như tiêu chuẩn khắt khe. Nồng độ phụ gia, hóa chất sử dụng được kiểm soát chặt chẽ nhằm đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
Ngoài gỗ tự nhiên là thành phần chính thì keo formaldehyde cũng là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người. Loại keo này có khả năng phát tán ra không khí rất cao. Bởi vậy mà tiêu chuẩn chất lượng gỗ MDF được đánh giá thông qua nồng độ formaldehyde:
- Tiêu chuẩn E2: Nồng độ formaldehyde thường ở mức cao nhất. Chúng đa phần được sản xuất nội địa, một số nước Đông Nam Á, Trung Phi
- Tiêu chuẩn E1-E0: Nồng độ formaldehyde ít hơn E2 được sản xuất ở các nước châu Á đang phát triển
- Tiêu chuẩn Carb P2: Dòng sản phẩm gỗ có nồng độ formaldehyde rất thấp, được sản xuất qua các nước Mỹ, EU
Quy cách ván MDF qua kích thước
Nếu chúng ta nói về kích thước, thì phạm vi của chúng cũng khá rộng. Cho đến nay, phổ biến nhất là:
Trước đây ván ép được sản xuất phổ biến với kích thước 1200 x 2440 mm. Tuy nhiên sau này ván ép có nhiều kích thước đa dạng hơn để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng, từ việc thiết kế các sản phẩm nội thất tới thi công các công trình kiến trúc lớn, vừa và nhỏ.
a. Chiều dày
Tùy thuộc vào từng loại ván cũng như đặc tính của ván như ván chống cháy hay ván chống ẩm…
Ván dăm có độ dày khá đa dạng là 9mm, 12mm, 18mm, 25mm, 33mm,…
Ván MDF và ván HDF thì có thể được chia thành ván có độ dày thấp (2.5mm; 2.7mm; 3mm; 3.2mm; 3.6mm; 4mm; 4.5mm;….), ván có độ dày trung bình (12mm, 15mm, 16mm, 17mm, 18mm, 20mm,…) và ván có độ dày cao (24mm, 25mm, 30mm, 32mm).
b. Chiều rộng
Chiều rộng của các loại ván ép khá đa dạng về kích thước thường là 1200mm, 1220mm, 1160mm, 1000mm hoặc cũng có thể lên tới 1830mm, 2000mm.
c. Chiều dài
Tương tự như chiều rộng thì kích thước chiều dài của các loại ván ép cũng rất đa dạng để phù hợp với nhiều mục đích sử dụng cũng như đa số các không gian kiến trúc. Phổ biến nhất vẫn là các kích thước 2000mm, 2400mm, 2440mm.
Tỉ trọng, khối lượng và kích thước tấm
Tùy theo nhà sản xuất, khối lượng MDF không cố định tùy theo kích thước. Đối với gỗ ép công nghiệp MDFcó tỉ trọng 750 kg/m3 thì khối lượng/m2 các tấm theo độ dày khác nhau:
Quy cách ván MDF để giúp bạn lựa chọn phù hợp
- Với mỗi kích thước, độ dày ván thì tỷ trọng ván sẽ khác nhau. Tỷ trọng ván cũng là một yếu tố quyết định tới chất lượng của ván ép.
- Cần xem xét tới độ dày ván nếu sử dụng ván để sản xuất các đồ nội thất như kệ tv, kệ sách, tủ,… vì khả năng chịu lực của ván ép ở mức tương đối.
- Lựa chọn loại ván phù hợp cho từng không gian kiến trúc cần thi công.
- Đối với môi trường thường xuyên tiếp xúc với nước như nhà bếp, bạn có thể sử dụng các loại ván chống ẩm để kéo dài tuổi thọ của sản phẩm.
- Làm đồ nội thất như bàn, tủ, giường… thường sử dụng ván dăm hoặc ván MDF, tùy thuộc vào kết cấu và đặc tính sử dụng.
- Với các loại đồ nội thất, các loại ván phủ bề mặt melamine, laminates hay acrylic thường được sử dụng rộng rãi. Các bề mặt này vừa thể hiện được chất liệu vân gỗ sống động, hoặc sở hữu các màu đơn sắc ngọt ngào tạo nhiều cảm xúc cho người sử dụng.
- Với ván sàn, ván ốp tường, bạn có thể lựa chọn thương hiệu ván sàn cao cấp VASACO. Sản phẩm ván sàn được làm từ ván HDF E1 thân thiện với môi trường, đảm bảo sức khỏe của người sử dụng với nhiều mẫu mã đẹp, đa dạng và sang trọng.
Xem thêm:
- Ván ép MDF giá bao nhiêu? Bảng giá ván ép MDF mới nhất
- Sự khác biệt giữa ván MDF chống ẩm và ván MDF thường
Liên hệ Phú Trang qua thông tin sau đây:
CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG
1. Showroom trưng bày sản phẩm:
- Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
- Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM
2. Tổng kho sản phẩm:
- Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
- Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00