Quy trình sản xuất ván ép phủ phim bao gồm nhiều công đoạn khác nhau, đòi hỏi nhiều yếu tố để cho chất lượng ván ép tốt nhất. Sau đây, Phú Trang xin giới thiệu sơ qua về quá trình tạo ra những tấm ván ép cốp pha phủ phim trong thi công. Ván coppha là loại vật liệu được cấu tạo từ những tấm ván mỏng ép lại với nhau, độ bền cao giá thành rẻ nhẹ dễ dàng vận chuyển. Quá trình làm ra ván cũng không quá phức tạp nhưng cần tỉ mỉ và đảm bảo chất lượng
Tổng quan về ván ép phủ phim
Ngày trước, việc đổ bê tông thường diễn ra thủ công nên chất lượng thường không được đảm bảo. Với các công trình lớn thì sử dụng được cốp pha thép, cốp pha nhựa do ngân sách họ cao nên đảm bảo được chi phí bỏ ra cho những loại cốp pha này, nhưng các công trình nhỏ và công trình dân dụng thường không đủ ngân sách chi trả.
Có thể nói, ván ép phủ phim ra đời đã giúp họ giải được rất nhiều câu chuyện phát sinh từ vấn đề kinh tế.
Ván ép phủ film thông thường được tạo nên từ nhiều lớp gỗ mỏng (9-12 lớp gỗ) và ép lại với nhau bằng keo chuyên dụng chống nước, có phủ một lớp phim bên ngoài để tránh những tác động từ môi trường như ngoại lực, hơi ẩm và nước đồng thời giúp bề mặt ván phẳng và tạo hình hoàn chỉnh cho những sản phẩm bê tông.
Đặc tính của ván ép cốp pha phủ phim
Ván cốp pha phủ phim được tạo thành từ các lớp gỗ mỏng ép nóng với nhau thành tấm dày, chắc chắn, bên ngoài phủ một lớp phim chống nước và chống trầy xước. Chất lượng của ván ép phụ thuộc nhiều vào ruột gỗ, lớp keo giữa các tấm ván và màng phim phủ bên ngoài, tuy nhiên chúng thường có các đặc tính chung sau đây:
- Bề mặt nhẵn bóng, đảm bảo tính thẩm mỹ và giúp giảm thiểu trầy xước trong quá trình vận chuyển, đồng thời tiết kiệm thời gian, chi phí khi dỡ ván vì không phải gia công loại bỏ phần bê tông bám vào cốp pha.
- Các lớp gỗ mỏng được kết dính với nhau bằng loại keo có đặc tính chống ẩm nên ít bị cong vênh và hư hỏng trong điều kiện môi trường có độ ẩm cao.
- Bề ngoài bao phủ bởi mảng phim là màng nhựa cán keo, có khả năng chống nước rất tốt, tạo độ trơn bóng, do đó có thể tái sử dụng nhiều lần.
- Trọng lượng nhẹ, dễ dàng vận chuyển và thi công.
- Dễ dàng cưa cắt để phù hợp với điều kiện thi công thực tế trong từng trường hợp riêng.
Với những đặc tính kể trên, đây là loại cốp pha rất được ưa chuộng hiện nay, tuy nhiên để chọn được loại ván tốt, cần lưu ý chọn mua tại các địa chỉ uy tín.
Ứng dụng ván ép phủ phim
- Là giải pháp kinh tế về chi phí vật liệu thi công với ván ép phủ phim sàn bê tông.
- Bề mặt bê tông hoàn thiện cao, bằng phẳng.
- Số lần tái sử dụng cho đổ sàn ≥ 8 lần và cho đổ đà cột ≥ 20 lần. Đáp ứng số lần sử dụng theo kế hoạch.
- Ván coffa film dễ dàng thi công cưa cắt.
- Chịu lực cao, đáp ứng được tính an toàn trong xây dựng.
- Trọng lượng nhẹ, duy chuyển và lắp đặt không khó khăn.
- Ván khuôn phủ phim là giải pháp phù hợp cho dự án nhỏ, vừa đến dự án lớn.
- Ván khuôn gỗ ép phủ phim an toàn trong xây dựng.
Quy trình sản xuất ván ép phủ phim
Quy trình sản xuất ván ép cốp pha phủ phim gồm 3 bước cơ bản sau đây:
Bước 1. Nhập nguyên liệu
Nguyên liệu chính để sản xuất ván ép cốp pha ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là gỗ Bạch đàn, gỗ Keo, Cao su. Chúng rất phù hợp để làm cốp pha xây dựng do có chất lượng ổn định, độ giãn nở thấp, ít cong vênh, bền với thời tiết.
Hơn nữa, những loại cây này phù hợp với điều kiện tự nhiên nước ta, phát triển tốt, được trồng phổ biến nên thuận lợi hơn về mặt giá thành.
Bước 2. Gia công gỗ
- Sấy khô: Mặc dù đã trải qua quá trình phơi khô nhưng gỗ tự nhiên bao giờ cũng có độ ẩm nhất định, vì vậy công đoạn sấy là không thể bỏ qua. Việc sấy gỗ giúp tăng cường khả năng chịu lực, chịu nước và có độ bền tốt hơn trong các điều kiện môi trường khắc nghiệt.
- Xếp ván: Gỗ sau khi được lạng mỏng sẽ đem đi sấy khô và tráng keo rồi xếp vuống góc theo hướng vân gỗ ở mỗi lớp. Nhằm tăng khả năng chịu lực, các lớp ván được xếp theo chiều dọc của thớ gỗ.
- Ép ván: Ép các lớp ván bao gồm 2 công đoạn là ép nguội và ép nóng:
– Ép nguội: Sau bước xếp ván, người ta ép nguội để các lớp gỗ gắn kết và định hình tốt hơn.
– Ép nóng: Phôi sản phẩm sau khi trải qua quá trình ép nguội sẽ được ép nóng cho chắc chắn và hoàn thiện nhằm tăng khả năng chống chịu với các điều kiện khắc nghiệt của môi trường.
Bước 3. Hoàn thiện ván ép
Sau khi gia công gỗ và định hình tương đối, người ta tiến hành hoàn thiện sản phẩm. Dựa vào yêu cầu của khách hàng, xưởng sản xuất sẽ thực hiện chà nhám và cắt cạnh ván ép theo đúng quy cách.
Bước cuối cùng của quy trình sản xuất ván ép phủ phim cốp pha là tiến hành phủ phim bề mặt để chống nước, chống trầy xước và tăng tuổi thọ và tính thẩm mỹ cho ván. Đồng thời, các cạnh ván cũng được sơn lại bằng sơn chống thấm để bảo vệ tốt hơn.
3 lưu ý cần kiểm tra trước khi mua ván ép cốp pha phủ phim
Bạn đang có nhu cầu mua ván ép coppha phủ phim để sử dụng nhưng chưa biết làm sao để lựa chọn được sản phẩm đảm bảo chất lượng, đạt yêu cầu khi thông công. Trong bài viết dưới đây của Việt Á sẽ hướng dẫn các bạn cách kiểm tra chất lượng ván ép coppha phủ phim chính xác và nhanh chóng nhất.
Kiểm tra chất lượng keo
Keo là thành phần giúp ván ép liên kết và định hình khả năng chịu nước, keo được sử dụng khi làm coppha thường là WBP. WBP là cách gọi chung cho những loại keo có khả năng chống nước như phenolic, melamine,…
ếu sử dụng keo WBP cho ván ép thì khi tiếp xúc với các điều kiện tự nhiên ngoài trời, nước, ẩm trong một thời gian dài (có thể là vĩnh viễn), ván ép sẽ không bị tách lớp.
Ngoài WBP còn có MR cũng là những loại keo có tính chống thấm, nhưng khả năng chịu nước sôi tối đa chỉ 30 phút nên ít được sử dụng làm cốp pha xây dựng.
Để kiểm tra chất lượng ván ép cốp pha phủ phim bạn chỉ cần đun mảnh ván trong nước sôi một lúc nếu ván vẫn không bị tách lớp thì chứng tỏ nó được phủ keo WBP.
Thông thường nếu ván ép chịu được thời gian đun từ ít nhất 18 – 24 tiếng thì là loại có chất lượng tốt.
Kiểm tra chất lượng ruột ván ép
Ruột ván ép thường được chia thành 7 loại theo thứ tự chất lượng giảm dần: AA, A+, A, B+, B, C+ và C. Ruột ván càng tốt thì chất lượng lớp gỗ mặt càng tốt, càng phẳng và được ép nóng nhiều lần hơn so với ruột ván chất lượng thấp.
Các loại gỗ từ cây keo, bạch đàn, cao su,… do có độ bền cơ học dẻo dai, chống chọi được với thời tiết khắc nghiệt, độ cong vênh và giãn nở thấp nên chất lượng ổn định, phù hợp làm coppha xây dựng.
Để kiểm tra chất lượng ruột ván ép phủ phim, các bạn cưa ván thành nhiều tấm nhỏ nếu thấy ruột càng khít, chắc thì chất lượng ván càng cao, và ngược lại nếu thấy có nhiều lỗ rỗng thì nhiều khả năng ván được ghép từ các lớp veneer nhỏ nên chất lượng thấp.
Kiểm tra trọng lượng ván ép cốp pha phủ phim
Trọng lượng ván cũng là một tiêu chí đánh giá quan trọng. Những tấm ván ép coppha phủ phim đạt yêu cầu về chất lượng thi công phải có khối lượng trên 30kg/tấm, thông thường là 33kg/tấm.
Bởi vậy bạn hãy lưu ý tới thông số này khi chọn mua sản phẩm để có chất lượng thi công tốt nhất.
Hy vọng bài viết trên của Phú Trang mang lại nhiều kiến thức bổ ích cho bạn về gỗ ván ép và quy trình sản xuất ván ép phủ phim trên thị trường hiện nay.
Xem thêm:
CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG
1. Showroom trưng bày sản phẩm:
- Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
- Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM
2. Tổng kho sản phẩm:
- Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
- Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00