So sánh gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn? Loại nào đắt hơn?

Gỗ công nghiệp đã trở thành phương pháp thay thế thông minh cho vật liệu gỗ tự nhiên. MFC và MDF là hai loại gỗ kỹ thuật được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất. Hiện nay có nhiều người vẫn băn khoăn không biết nên lựa chọn loại gỗ nào cho phù hợp với thiết kế của mình. Gỗ Thông Phú Trang sẽ so sánh chi tiết gỗ MFC và MDF lẫn ứng dụng từng loại.

Gỗ MFC là gỗ gì?

Gỗ MFC (có tên gọi tiếng Anh là Melamine Faced Chipboard) là vật liệu gỗ công nghiệp phổ biến đối với ngành thiết kế và sản xuất nội thất hiện đại, thường được gọi dưới những tên gọi khác như gỗ ván dăm hoặc ván ép phủ. Gỗ được băm nhỏ và ép tạo độ dày, không sử dụng gỗ tạp hay phế phẩm.

Cốt gỗ MFC thường được phủ thêm vật liệu bề mặt, phổ biến nhất là Melamine. Bề mặt MFC có thể phủ nhựa PVC hoặc giấy in vân gỗ, sau đó tráng lớp bảo vệ chống ẩm và trầy xước.

Gỗ MFC là gỗ gì
Ván dăm phủ Melamine (MFC)

Gỗ MDF là gỗ gì?

Gỗ MDF (có tên gọi tiếng Anh là Medium-density Fibreboard) là một loại vật liệu gỗ kỹ thuật được tạo nên từ sự kết hợp hoàn hảo giữa các sợi gỗ, sáp và chất kết dính nhựa dưới tác động của nhiệt độ và áp suất cao.

Khác với MFC, loại gỗ công nghiệp được làm từ cốt ván dăm và phủ lớp Melamine, MDF sở hữu mật độ trung bình, mang đến độ bền bỉ và khả năng gia công linh hoạt hơn. Đây là một loại gỗ công nghiệp thuộc phân khúc phổ thông, MDF được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất nội thất như tủ bếp, kệ tivi, giường ngủ, vách ngăn,…

Gỗ MDF là gỗ gì
Ván gỗ MDF

So sánh sự khác biệt giữa gỗ MFC và MDF

Gỗ MFC và gỗ MDF là hai loại vật liệu gỗ công nghiệp phổ biến và là phương án thay thế thông minh cho gỗ tự nhiên trong sản xuất đồ nội thất. Cả hai tồn tại những điểm khác biệt trong đặc tính và ứng dụng mà người tiêu dùng cần lưu ý. Phú Trang sẽ so sánh gỗ MFC và MDF chi tiết qua các tiêu chí sau:

Về cấu tạo

Cấu tạo của gỗ MFC chủ yếu bao gồm hai thành phần chính: Ván dăm và bề mặt:

  • Lõi ván dăm: (Gồm 80% gỗ, 9-10% keo UF, 7-10% nước và dưới 0,5% phụ gia) được tạo nên từ những mảnh vụn gỗ rừng trồng keo, bạch đàn,… qua quá trình băm nhỏ, trộn keo và ép nén dưới áp suất cao kết thành khối gỗ có kết cấu thô.
  • Bề mặt Melamine: Giúp bề mặt gỗ MFC hoàn thiện và nhẵn mịn. Lớp phủ này không chỉ tạo tính thẩm mỹ với các thiết kế giả vân gỗ, giả kim loại đa dạng màu sắc, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc chống trầy xước, chống cháy, chống thấm.
Gỗ MDF và gỗ MFC
Cấu tạo của gỗ MDF và MFC có sự khác biệt

Cấu tạo của gỗ MDF: Được tạo nên từ kết hợp sợi gỗ mịn, chất kết dính và chất phụ gia khác.

  • Sợi gỗ (bột gỗ): Đây là thành phần chủ đạo chiếm đến 75% được lấy từ gỗ mềm, đôi khi có thể thêm vào đó gỗ cứng để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tạo ra sản phẩm gỗ có kết cấu đồng nhất và mịn màng.
  • Chất kết dính: Liên kết các sợi gỗ, tạo nên sự cứng cáp cho ván ép. Loại thường dùng nhất là Urea Formaldehyde (UF) và thêm nhựa Melamine hoặc nhựa Phenolic & PMDI đối với MDF chống ẩm.
  • Phụ gia khác (sáp chống ẩm, chất bảo vệ): Chống chọi tốt với các tác động từ môi trường (mối mọt, nấm mốc), đảm bảo độ bền đẹp cho sản phẩm.

Về đặc điểm

Đặc điểm của gỗ MFC:

  • Màu sắc đẹp và nhiều kiểu vân gỗ, sở hữu bảng màu phong phú với hơn 80 mã màu theo kiểu đơn sắc hoặc vân gỗ.
  • Bề mặt phủ Melamine phù hợp nhiều không gian sống lẫn yêu cầu thiết kế.
  • Chống trầy xước và chịu lực tốt nhờ lớp Melamine phủ trên bề mặt, tránh bong tróc, trầy xước do va đập mạnh hoặc do thời gian dùng lâu.
  • Cách âm và cách nhiệt, chống ẩm hiệu quả, chống ồn và biến đổi nhiệt độ từ môi trường bên ngoài, hạn chế cong vênh, mối mọt.
  • Dễ dàng thi công, lắp đặt, bề mặt phẳng mịn, dễ lau chùi, vệ sinh và thân thiện với môi trường.

Đặc điểm của gỗ MDF:

  • Bề mặt gỗ phẳng, mịn và đồng nhất do có thành phần là bột gỗ được nghiền mịn và thực hiện ép ở áp suất cao.
  • Dễ gia công, cụ thể là cắt, uốn cong và tạo hình theo ý muốn nhà chế tác gỗ.
  • Độ ổn định cao, chống cong vênh, co ngót và mối mọt tốt hơn so với gỗ tự nhiên nhờ keo và chất phụ gia cùng với kết cấu gỗ mịn.
  • Chống cháy tốt, ngoài gỗ MDF thông thường còn có loại MDF chống ẩm và chống nước để dùng trong khu vực nhà bếp hoặc độ ẩm cao.

Về quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất gỗ MFC

Từ nguyên liệu thô như thân gỗ, cành cây, gỗ MFC đã trải qua ba bước cơ bản để trở thành vật liệu nội thất được ưa chuộng:

Bước 1: Tạo ván dăm gỗ:

Nghiền nát nguyên liệu thô thành những dăm gỗ nhỏ. Sau đó, chúng được sấy khô, sàng lọc và trộn đều với keo và các chất phụ gia.

Bước 2: Tạo hình và nén ép:

Hỗn hợp các dăm gỗ, chất phụ gia và chất kết dính sau đó sẽ được đưa vào công đoạn tạo hình dựa trên các thông số về độ dày và mật độ. Tiếp theo đó, chúng được đưa vào ép sơ bộ và ép nóng dưới điều kiện nhiệt độ cũng như áp suất cao.

Bước 3: Phủ mặt Melamine:

Cạnh ván được cắt gọt gọn gàng, bề mặt được mài nhẵn mịn. Sau khi kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng, ván MFC được phủ lên lớp Melamine.

Quy trình sản xuất gỗ MDF

Hai phương pháp chính được sử dụng để tạo nên gỗ MDF: Quy trình khô và quy trình ướt mang một nét đặc trưng riêng:

a) Quy trình khô:

  • Bột gỗ được trộn cùng keo và phụ gia, tạo nên hỗn hợp đồng nhất.
  • Sau đó, hỗn hợp được trải thành từng lớp mỏng, cẩn thận xếp chồng lên nhau và trải qua hai lần ép nhiệt: lần một ép từng lớp và lần hai ép tổng thể.
  • Nhiệt độ được điều chỉnh lại để loại bỏ hơi nước và kích hoạt quá trình keo hóa.
  • Sau khi hoàn thành quá trình ép, ván được cắt, chà nhám và phân loại.

b) Quy trình ướt:

  • Bột gỗ được thêm nước để vón lại thành hình dạng vảy, sau đó được rải và ép nhiệt một lần để đạt độ dày sơ bộ.
  • Cán hơi ván ở nhiệt độ cao, nén chặt hai mặt và loại bỏ hoàn toàn lượng nước dư thừa.

Về ưu nhược điểm

MFC (Ván dăm phủ Melamine) và MDF (Ván sợi ép mật độ trung bình) là hai lựa chọn được nhiều người ưa chuộng trong thiết kế nội thất nhờ những ưu và nhược điểm riêng biệt.

MFC

MDF

Ưu điểm:
  • Độ chắc và bền cao, dùng lâu.
  • Chống trầy, cháy, thấm nước.
  • Vệ sinh dễ dàng.
  • Chống cong vênh, bong tróc, mối mọt, nứt nẻ.
  • Giá cả phải chăng hơn so với ván MDF.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Gia công nhanh chóng.
  • Bảng màu phong phú, hiện đại.
  • Độ bám sơn cực tốt.
  • Dễ dàng tạo hình.
  • Chống cong vênh, mục nát, nứt vỡ, có độ ổn định và độ bền cao.
  • Có thể được sơn hoặc ép bằng melamine/ laminate.
  • Khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Gia công nhanh chóng.
Nhược điểm:
  • Phát thải formaldehyde, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Hạn chế về khả năng cách âm.
  • Dễ bị sứt mẻ, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ.
  • Phát thải formaldehyde, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Giá cao hơn so với ván MFC.
  • Khả năng chịu lực dọc hạn chế.

Về ứng dụng

MFC với ưu điểm giá cả hợp lý cùng sự phong phú trong màu sắc, chiếm lĩnh hơn 80% thị phần gỗ công nghiệp mỗi năm. Nhờ vậy, MFC góp phần tô điểm cho mọi không gian, từ nhà ở đến văn phòng, với những món đồ nội thất như tủ áo, giường ngủ, tủ bếp, cửa gỗ,… mang vẻ đẹp hiện đại và sang trọng.

Bàn làm việc và nội thất văn phòng ván MFC
Bàn làm việc và nội thất văn phòng ván MFC

MDF khẳng định vị thế của mình trong các công trình nội thất văn phòng, kho xưởng và công cộng. Với giá cả phải chăng, thi công dễ dàng và nhanh chóng, MDF là lựa chọn hoàn hảo cho bàn làm việc, tủ hồ sơ, vách ngăn,… góp phần tạo nên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và hiệu quả.

Tủ bếp MDF phủ Melamine
Tủ bếp MDF phủ Melamine

Về giá thành: Gỗ MDF và MDF loại nào đắt hơn?

Giá thành gỗ MFC rẻ hơn hẳn khoảng 60% so với MDF, Veneer. Gỗ MDF thường có giá cao hơn gỗ MFC do quy trình sản xuất phức tạp hơn, sử dụng máy móc hiện đại và nguyên liệu chất lượng cao. Gỗ MDF cũng có cấu tạo đặc hơn, mịn hơn và khả năng chịu lực tốt hơn gỗ MFC.

Gỗ MFC và gỗ MDF loại nào tốt hơn?

Lựa chọn loại gỗ công nghiệp phù hợp cho nội thất là một quyết định quan trọng, ảnh hưởng đến cả thẩm mỹ và độ bền của sản phẩm. Hai loại gỗ phổ biến nhất hiện nay là MFC và MDF, mỗi loại sở hữu những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, không thể xác định loại nào tốt hơn.

Gỗ MFC nổi bật với khả năng chịu lực tốt theo phương thẳng đứng, bề mặt phủ melamine chống trầy xước hiệu quả. Loại gỗ này thích hợp cho các thiết kế dạng khối phẳng, đơn giản như bàn làm việc văn phòng, tủ tài liệu, vách ngăn…

Gỗ MDF lại ghi điểm bởi tính linh hoạt trong thiết kế, đáp ứng tốt các kiểu dáng phức tạp (cong, uốn lượn…). Nhờ độ bền cao, gỗ MDF thường được sử dụng cho giường ngủ, kệ sách, tủ quần áo…

So sánh gỗ MFC và MDF thì cả hai loại gỗ đều có khả năng chống ẩm tốt, phù hợp với môi trường nhà bếp, nhà vệ sinh. Lựa chọn MFC hay MDF phụ thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng.

Nhận biết và phân biệt gỗ MFC và MDF như thế nào?

Nhận biết và phân biệt gỗ MFC và MDF như thế nào
Gỗ MFC và MDF

Việc phân biệt gỗ MFC và MDF không phải lúc nào cũng dễ dàng, đặc biệt là với những sản phẩm đã hoàn thiện. Có một số bí quyết để phân biệt gỗ MFC và MDF một cách hiệu quả, giúp bạn đưa ra lựa chọn thông minh cho nhu cầu của mình.

  • Gỗ MFC: Thường được phủ Melamine và cấu tạo từ dăm gỗ nhỏ, dễ dàng nhận thấy qua các vết cắt hoặc bản lề. Bề mặt thô ráp hơn so với MDF và có thể bị mẻ cạnh khi gia công. Độ dày tiêu chuẩn là 18mm và 25mm và nhẹ hơn so với MDF.
  • Gỗ MDF: Có nhiều lựa chọn phủ bề mặt hơn như Melamine, Laminate, Veneer,… được làm từ sợi gỗ hoặc bột gỗ nghiền mịn, tạo nên bề mặt mịn màng, đồng nhất và không bị mẻ cạnh khi gia công. Có nhiều độ dày hơn, bao gồm 9mm, 12mm, 15mm và 17mm. Gỗ này cũng có khả năng cách âm tốt hơn MFC nhờ kết cấu gỗ mịn.

Lời kết

So sánh gỗ MFC và MDF là một phương pháp hữu dụng để đưa ra lựa chọn tiêu dùng gỗ thông minh phù hợp nhất cho yêu cầu thẩm mỹ lẫn ngân sách hiện đang có của mình. Như những gì Phú Trang đã đề cập trong bài viết trên, mỗi loại đều tồn tại những đặc tính và ứng dụng riêng giúp mọi khách hàng đều chạm đến thiết kế nội thất trong mơ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *