Gỗ tấm là gì? Có những loại gỗ tấm phổ biến nào?

Gỗ tấm là một trong những loại gỗ chất lượng, được tạo thành từ các quá trình gia công gỗ ghép như xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và khá nghiêm ngặt để loại bỏ được các thành tố làm hại đến gỗ như mối mọt, ẩm mốc, sau đó cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn. Từ lâu gỗ nguyên tấm đã được nhiều người tin dùng và được lựa chọn sử dụng rất nhiều cho các nội thất trong nhà. Vậy gỗ tấm có tốt không? Ưu điểm như thế nào? Ứng dụng ra sao? Cùng Gỗ Thông Phú Trang tìm hiểu trong bài viết sau.

Gỗ tấm là gì?

Gỗ tấm (hay còn gọi là gỗ ghép thanh) được sản xuất từ loại nguyên liệu chính là gỗ rừng trồng. Những thanh gỗ nhỏ đều được trải qua một quy trình xử lý hấp sấy trên dây chuyền công nghiệp hiện đại và khá nghiêm ngặt để loại bỏ được các thành tố làm hại đến gỗ như mối mọt, ẩm mốc. Sau đó gỗ được cưa, bào, phay, ghép, chà, ép, phủ sơn để tạo nên thành phẩm là gỗ ghép thanh nguyên tấm.

Gỗ tấm
Gỗ tấm

Đặc tính gỗ nguyên tấm

Gỗ nguyên tấm (soil) hay còn được gọi là gỗ thịt, là loại gỗ được xẻ trực tiếp từ cây, không pha gỗ tạp chuyển dùng để làm đàn.

Chất lượng của loại gỗ nguyên tấm còn phụ thuộc vào thời gian thu hoạch và vị trí lấy gỗ.

Gỗ có đặc tính ấm về mùa đông, mát về mùa hè, tạo nên cảm giác thoải mái thư giãn khi sử dụng cho các đồ dùng nội thất hiện nay.

Gỗ nguyên tấm dùng làm bàn ghế là gỗ tự nhiên có tuổi đời cao, ít phải xử lý hóa chất nên an toàn hơn gỗ miếng hay gỗ công nghiệp.

Những sản phẩm gỗ tự nhiên không cần chạm trổ nhiều cũng đã toát lên vẻ đẹp ấn tượng của vân gỗ đặc biệt càng sử dụng lâu càng lên màu và càng bóng đẹp.

Bạn biết đấy những bộ bàn ghế nguyên tấm dù đơn giản hay cầu kỳ, khi làm từ tấm gỗ nguyên khối đều mang giá trị và vẻ đẹp ấn tượng, đáng nể.

Ngoài ra, bàn ghế gỗ nguyên khối, gỗ tấm tự nhiên rất an toàn cho người sử dụng, vừa không dùng hóa chất gây ảnh hưởng nguy hại đến sức khỏe người dùng vừa thân thiện với môi trường.

Cấu tạo của gỗ ghép tấm 

Gỗ ghép thanh lấy nguyên liệu chính từ những thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ ghép lại với nhau để tạo nên thành phẩm là gỗ tấm công nghiệp.

Các loại gỗ có thể tạo nên gỗ ghép thường là các loại gỗ có phi tiêu chuẩn như phần bìa bắp từ các phân xưởng, gỗ tận dụng hoặc gỗ có đường kính nhỏ, không dùng đóng đồ nội thất đơn lẻ.

Những thanh gỗ nhỏ như gỗ cao su, gỗ xoan, gỗ keo, gỗ quế, gỗ thông, gỗ tràm, gỗ trẩu thường được ghép lại với nhau thành tấm. Thường thì gỗ ghép có độ dày là 12mm hoặc 18mm.

Ngoài ra để tăng thêm tính kết dính cho gỗ, người ta thường cho thêm keo Urea Formaldehyde (UF), Phenol Formaldehyde (PF) hay Polyvinyl Acetate (PVAC).

Xem thêm: Gỗ pallet là gì? Phân loại, ưu điểm và ứng dụng

Ưu nhược điểm của tấm ván gỗ tấm

Ưu điểm

Ván gỗ hay còn gọi gỗ ép, gỗ ghép thanh có những ưu điểm sau đây:

  • Không bị mối mọt, cong vênh.
  • Sản phẩm đa dạng về mẫu mã.
  • Bề mặt được xử lý tố nên có độ bền màu khá cao.
  • Khả năng chịu xước và va đập tốt.
  • Vật liệu chủ yếu được lấy từ rừng trồng. Do đó có thể giải quyết được những vấn đề khan hiếm gỗ rừng.
  • Độ bền ván gỗ công nghiệp không thua kém gỗ nguyên khối nếu trình độ gia công tốt.
  • Nó có giá thành rẻ hơn từ 20-30% so với gỗ tự nhiên nguyên khối.

Nhược điểm

  • Bên cạnh đó những ưu điểm vẫn tồn tại những nhược điểm như tính đồng đều về màu sắc. Hệ vân không cao do được ghép từ nhiều thanh gỗ khác nhau.
  • Chung quy lại với gia đình có kinh tế vừa phải thì việc sử dụng nội thất bằng gỗ tự nhiên ghép thanh được xem là quyết định sáng suốt.
  • Ván gỗ ép có khả năng chống nước. Đồng thời chịu trầy xước và va đập tốt. Chính vì vậy thường được sử dụng để làm ván lót sàn.

Ứng dụng của gỗ tấm là gì?

Đối với xã hội đang ngày một phát triển như hiện nay thì gỗ tấm được sử dụng khá phổ biến ở khắp mọi nơi trên các tỉnh thành của Việt Nam. Gỗ ghép tấm được sử dụng làm đồ gỗ nội thất trong đời sống gia đình như:

  • Thiết kế nội thất shop bán hàng, showroom trưng bày.
  • Sản xuất đồ nội thất gia đình, văn phòng.
  • Làm đồ nội thất ngoài trời (gỗ ghép có khả năng chống ẩm, mối mọt cao).
  • Làm kệ sách, kệ treo tường.
  • Làm sàn gỗ gia đình và văn phòng.
  • Làm khung tranh.
  • Làm đồ thủ công mỹ nghệ.
Gỗ tấm dùng làm nội thất
Gỗ tấm dùng làm nội thất

Một số nội thất từ gỗ tấm:

Hiện nay, gỗ ghép thanh được ứng dụng vào trong thiết kế và thi công sản xuất hầu hết tại đô thị lớn hay những tỉnh công nghiệp phát triển. Một số ứng dụng của gỗ ghép thanh hiện nay.

  • Tủ quần áo: Tủ quần áo gia đình được làm từ gỗ ghép thanh tuy không có tính thẩm mỹ cao như tủ gỗ tự nhiên. Nhưng đổi lại màu sắc tươi sáng, độ bền cao và giá thành rẻ nên thích hợp với gia đình có thu nhập mức vừa phải.
  • Bàn làm việc: Một chiếc bàn làm việc được sử dụng chất liệu gỗ tự nhiên ghép thanh với màu vàng cánh gián được thiết kế khá chỉn chu, chẳng khác gì một chiếc bàn làm việc từ gỗ tự nhiên phải không nào?
  • Giường ngủ: Giường ngủ được làm từ gỗ tự nhiên ghép thanh với bề mặt rất đẹp, các đường vân gỗ thì sắc nét, và có độ bền cũng như tính ổn định cao. Không phải lo sợ giường ngủ làm từ gỗ ghép sẽ bị cong vênh hay là mối mọt vì gỗ đã được qua xử lý mối mọt, hay cong vênh, thế nên vẫn đảm bảo được độ bền vững.

Các loại cốt gỗ tấm công nghiệp phổ biến 

Lựa chọn được một loại cốt gỗ tốt sẽ đảm bảo được độ bền và tuổi thọ của sản phẩm. Hiện nay có các loại cốt gỗ cơ bản sau:

Gỗ tấm công nghiệp
Gỗ tấm công nghiệp

Cốt gỗ ván dăm MFC

Gỗ MFC là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su…), có độ bền cơ lý cao, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly, cốt gỗ ván dăm có nhiều loại như cốt trắng, cốt xanh chịu ẩm, cốt đen… Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Cốt ván dăm có đặc điểm là không mịn, nhìn bằng mắt thường bạn cũng có thể dễ dàng phân biệt các dăm gỗ. Đa phần các sản phẩm như bàn làm việc, tủ đều sử dụng loại cốt này.

Cốt gỗ MDF

Gỗ MDF là chữ viết tắt của từ Medium Density Fiberboard. Đây là loại cốt gỗ được tạo thành từ các cành cây, nhánh cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo đặc chủng để ép ra thành các tấm ván với các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván: 1220mm x 2440mm.

Bạn có thể nhìn thấy sự khác biệt hoàn toàn giữa ván dăm và ván mịn. Đúng như tên gọi, ván mịn nhìn bằng mắt thường đều thấy được sự nhẵn nhụi, bằng phẳng của bề mặt cốt gỗ. Với công nghệ phức tạp hơn, nên MDF có giá trị cao hơn so với ván dăm.

Đây là nguyên liệu chủ yếu tạo thành nguyên liệu phục vụ tạo ra các sản phẩm nội thất văn phòng: bàn văn phòng cao cấp, tủ tài liệu văn phòng, hộc di động…

Ưu điểm của cốt gỗ MDF:

  • Độ bám sơn, vecni cao do đó thường được sử dụng cho những sản phẩm.nội thất cần nhiều màu sắc như phòng trẻ em, showroom…
  • Có thể sơn nhiều màu, tạo sự đa dạng về màu sắc, dễ tạo dáng (cong) cho các sản phẩm cầu kỳ, uyển chuyển đa dạng phong phú.
  • Dễ gia công.
  • Cách âm, cách nhiệt tốt.
  • Nhược điểm: Loại gỗ này có nhược điểm là màu sơn dễ bị trầy xước và.khả năng chịu nước không tốt (đối với loại MDF thông thường).

Cốt gỗ HDF

Tấm gỗ HDF hay còn gọi là tấm ván ép HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard.

Quy trình tạo nên gỗ HDF diễn ra như sau: Nguyên liệu bột gỗ được lấy từ nguyên liệu sản xuất sản phẩm nội thất là gỗ tự.nhiên rừng trồng nguyên khối, luộc và sấy khô trong.môi trường nhiệt độ cao, từ 1000 C – 2000C.

Gỗ được xử lý hết nhựa và sấy khô hết nước, với dây chuyền.xử lý hiện đại và công nghiệp hoá hoàn toàn. Gỗ được đảm bảo chất lượng cao và thời gian xử lý nhanh.

Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ,.chống mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) và.được định hình thành tấm gỗ HDF có kích thước 2.000mm x 2.400mm,.có độ dày từ 6mm – 24mm tùy theo yêu cầu.

Ưu điểm:

  • Có khả năng cách âm khá tốt và khả năng cách nhiệt cao nên thường sử dụng cho phòng học, phòng ngủ, bếp…
  • Bên trong ván HDF là khung gỗ xương ghép công nghiệp được sấy khô.và tẩm hóa chất chống mọt, mối nên đã khắc phục được các nhược điểm nặng, dễ cong, vênh so với gỗ tự nhiên.
  • HDF có khoảng 40 màu sơn thuận tiện cho việc lựa chọn, đồng thời dễ dàng chuyển đổi màu sơn theo nhu cầu thẩm mỹ.
  • Bề mặt nhẵn bóng và thống nhất
  • Do kết cấu bên trong có mật độ cao hơn các loại ván ép.thường nên gỗ HDF đặc biệt chống ẩm tốt hơn gỗ MDF.
  • Độ cứng cao.

Cốt gỗ dán

Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên được lạng mỏng ra thành từng tấm có dỗ dày.1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép chúng một cánh đan xen lại.với nhau cùng với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ dán là không bị nứt trong điều kiện thông thường,.không bị mối mọt co ngót trong thời tiết ẩm ướt.

Điều kỳ lạ là chúng chỉ có 3 lớp, 5 lớp, 7, thậm chí 11 lớp. Lý giải cho điều này như sau: Khi khô hanh gỗ thường co lại.và nói chung phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm.mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng.co theo vân dọc để tránh nhược điểm trên.

Sở dĩ tấm gỗ dán có số lớp lẻ là để làm cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi.ở giữa, một mặt khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không.thể tự do giãn nở, mặt khác cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía.ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp.vân dọc khác để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau.không bị cong vênh hoặc nứt gãy.

Quy trình sản xuất 

1. Bóc vỏ cắt theo kích cỡ quy định

Các khúc gỗ tròn được cắt theo các kích cỡ quy định. Gỗ được bóc vỏ mục đích đảm bảo tính đồng đều với độ mịn của gỗ lạng. Khúc gỗ tiếp tục được bóc ra thành những lớp gỗ mỏng bằng loại máy bóc chuyên dụng.

Cụ thể: Gỗ được cắt nhỏ thành kích thước 8 feet x 2 feet đối với cả tấm. 4 feet x 2 feet đối với lớp lõi. Sau đó cải thiện đồ đàn hồi bằng cách đưa tới một loại máy chuyên dụng.

2. Chuyển qua hệ thống sấy

Các lớp gỗ lạng sẽ được chuyển qua một hệ thống sấy. Mục đích kiểm soát nhiệt độ để sấy khô. Các lớp ván gỗ sẽ được bảo quản trong vòng 24 tiếng để giữ lại độ ẩm từ 6 đến 8%.

3. Lắp ráp và phun keo dán

Gỗ sẽ được chuyển tới dây chuyền lắp ráp và dây chuyền phun keo dán gỗ.

Ở giải đoạn này để keo được thẩm thấu tốt hơn, ván cứng hơn. Lớp gỗ ghép này được ép sơ bộ dưới một mức áp suất cố định. Ở trong một khoảng thời gian nhất định.

Ván sơ bộ này sau đó được đưa tới dây chuyền ép nóng và ép dưới nhiệt độ và áp suất được kiểm soát.

4. Cắt thô gỗ Tấm ván gỗ

Các tấm ván được cắt thành hình chữ nhật. Sau đó các tấm ván được xử lý bằng máy chà. Mục đích có bề mặt hoàn thiện mịn và đồng đều.

5. Phun keo ván

Các tấm ván gỗ mỏng được đưa đến dây chuyền phun keo để dán lớp bề mặt lên trên. Sau đó ván tiếp tục được ép thêm 4 lần nữa.

6. Chuyển qua máy chà kiểm cha chất lượng

Ván tiếp tục được đưa tới công đoạn cắt cuối cùng. Và sau đó chuyển qua máy chà để kiểm tra chất lượng lần cuối.

Xem thêm:

Lời kết

Như vậy chúng tôi vừa mang đến cho các bạn một số thông tin hữu ích về gỗ tấm. Mong rằng với một số đặc tính và ưu điểm vượt trội mà chúng tôi đã.nêu ra sẽ giúp các bạn có được sự lựa chọn chắc chắn về loại vật liệu.để trang trí trong tổ ấm tương lai của mình nhé!

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *