Gỗ cao su ghép thanh là gì? Có bền không? Có tốt không?

Từ thời Pháp thuộc, cây cao su được nhập về Việt Nam với mục địch trồng khai thác lấy mủ cao su. Sau khi hết chu kì lấy mủ phần thân cây được người dân đem làm củi hoặc vứt bỏ không. Sở dĩ gặp phải trường này là vì thực chất gỗ cao su thuộc vào nhóm gỗ VII, tức là nhóm gỗ có trọng lượng nhẹ, sức chống chịu kém, dễ bị mục, bị mối tấn công sau một thời gian, nên ít có giá trị về gỗ và chẳng mấy ai quan tâm. Tuy nhiên từ những năm 2000, gỗ cao su ghép thanh được quan tâm và bắt đầu sử dụng nhiều trong đời sống hằng ngày nhất là nội thất. Vậy lí do là gì hãy đọc bài viết này để hiểu thêm về loại gỗ này!

Gỗ cao su ghép thanh là gì?

Những năm 2000, khi những tiến bộ khoa học – kỹ thuật được phát triển thì gỗ cao su được để ý nhiều hơn. Nếu được xử lý tẩm, sấy tốt bằng công nghệ hiện đại thì đây sẽ là nguồn nguyên liệu gỗ rất có giá trị. Trong khi nguồn cung của các loại gỗ thuộc nhóm cao hơn ngày càng khan hiến và giá cả thì ngày càng tăng, khiến cho đồ nội thất làm bằng gỗ cao cấp có giá cao ngất ngưởng, thì lúc này một loại gỗ mang tính bền vững và sinh thái được nhiều người hướng đến.

Gỗ cây cao su hoàn toàn là nguồn nguyên liệu có thể khai thác bền vững, thân thiện với môi trường. Vì người ta chỉ khai thác lấy gỗ khi đã hết chu kì lấy mủ của cây su. Việc sử dụng gỗ cao su làm nội thất còn được xem là giúp cải thiện hệ sinh thái rừng và bảo vệ nguồn tài thiên nhiên. Hiện nay, cây cao su được đánh giá là một loại cây đặc biệt cho hiệu quả kinh tế cao, vừa có thể lấy mủ vừa có thể lấy gỗ làm nội thất.

Rừng gỗ cao su tự nhiên
Rừng gỗ cao su tự nhiên

Quy trình xử lý và sản xuất gỗ cao su ghép

Ngày nay, những cây cao su có độ tuổi trên 30 năm không còn cho mủ nữa sẽ được thanh lý và được các thương nhân đưa về nhà máy chế biến gỗ. Tại đây, cây cao su được cưa xẻ thành thanh nhỏ phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến gỗ.

Vì cây cao su thường có đường kính không lớn nên phải cắt thành thành từng thanh gỗ, sau đó sử dụng phương pháp ghép nối tạo liên kết thành tấm ván lớn. Những thanh gỗ cao su được chọn từ những cây cao su lâu năm, có vân gỗ uốn lượn, màu sắc vàng ấm rất đẹp. Nên sử dụng phổ biến nhất trên thị thường là loại ván gỗ cao su ghép.

Gỗ cao su sau khi được xẻ thành từng thanh gỗ. Sau khi gỗ cao su được cưa xẻ, thanh gỗ được ngâm tẩm trong bồn tẩm áp lực có pha trộn các tỉ lệ thích ứng các loại hoá chất tác dụng chống, ngăn ngừa mối mọt và làm màu gỗ.

Gỗ cao su sau khi ngâm tẩm với thời gian thích hợp, gỗ thanh sẽ được xếp vào lò sấy đến độ ẩm thích hợp 12%. Gỗ sau khi sấy đạt độ ẩm tiêu chuẩn trên sẽ được kiểm tra, đóng kiện theo tiêu chuẩn xuất khẩu. Gỗ ghép cao su được ghép từ gỗ tự nhiên đã qua tẩm sấy và sử lý mối mọt. Những thanh gỗ cao su xẻ nhỏ được đưa vào nồi xử lý tẩm xấy khô.

Gỗ cao su ghép thanh
Gỗ cao su ghép thanh

Từ những thanh gỗ sấy được đem đi bào tại tổ phôi bào, sau đó được đem qua tổ cắt để cắt bỏ những mắt xấu và cắt thành những thanh gỗ theo yêu cầu, trong quá trình cắt sẽ thu được một số củi vụn (doanh nghiệp có thể tận dụng, bán cho nhưng nơi làm ván ép. Những thanh dài đủ tiêu chuẩn tiếp tục được đưa qua máy đánh đầu đề nối chúng lại thành những thanh dài hơn theo nhu cầu của doanh nghiệp hoặc nhu cầu của thị trường.

Gỗ cao su ghép còn gọi ván ghép thanh được sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại, gỗ được cưa, bào, phay, ghép bằng mộng răng cưa liên kết bằng keo. Gỗ cao su ghép được xử lý bằng công nghệ biến tính gỗ trước khi đưa vào sản xuất nhằm làm tăng tính ổn định, độ bền, hạn chế tối đa sự biến dạng của gỗ trước điều kiện khí hậu ở Việt Nam.

Máy ép chân không dùng để ghép thanh gỗ tự nhiên lên bề mặt gỗ ghép thanh bằng keo chuyên dụng theo tiêu chuẩn châu Âu. Ván gỗ cao su có độ đày lớn, màu sắc vàng ấm, đường vân uốn lượn rất đẹp không thua kém gỗ cứng.

Qua nhiều quy trình tẩm sấy gỗ cao su rất chắc và có khả năng chống mối, mọt, vì là gỗ tự nhiên nên hoàn toàn không sợ nước hoặc độ ẩm cao. Với những công ty chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng. Bề mặt ván gỗ cao su khi đã được xử lý và hoàn thiện.

Tiếp đó những thanh gỗ dài được đưa sang máy ghép dọc nhằm mục đích ghép những thanh gỗ dài thành tấm gỗ rộng. Những tấm gỗ đó lại đưa qua máy cắt quy cách để cắt thành những hình dạng khác nhau theo yêu cầu. Những tấm gỗ đó được đưa qua máy rong hai cạnh nhằm tạo các răng cưa ở hai đâu cho tấm gỗ. Sau đó những tấm gỗ được đưa đến máy Ripson, máy cảo và máy bào keo để ghép chung thành những tấm ván ghép như doanh nghiệp mong muốn.

Giai đoạn cuối cùng để có được thành phầm ván ghép hoàn chỉnh là cho những tấm ván ghép lơn đó qua máy nhám thùng để làm nhẵn bề mặt tấm ván ghép sẽ thu được thành phẩm là Ván ghép cao su.

Các kiểu ghép của gỗ cao su ghép

  • Kiểu ghép gỗ song song: Ván gỗ cao su được tạo thành từ các thanh gỗ ghép song song với nhau, chúng được quy định có cùng chiều dài và không bắt buộc cùng chiều rộng.
  • Kiểu ghép gỗ mặt ( ghép đầu, ghép finger): Ở hai đầu của nhiều thanh gỗ được xẻ theo hình răng cưa, rồi lần lượt gắn lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó các thanh gỗ lại được ghép song song tạo thành tấm ván ghép. Lúc này trên bề mặt của tấm ván chỉ thấy các vết răng.
  • Kiểu ghép cạnh: Tấm ván gồm nhiều thanh gỗ ngắn ở hai đầu được xẻ theo hình răng cưa.rồi lần lượt ghép lại với nhau thành các thanh có chiều dài bằng nhau. Sau đó ghép song song các thanh với nhau như kiểu ghép mặt.

Xem thêm: Bảng giá gỗ thông ghép giá rẻ chất lượng cao THPCM

Ưu điểm và nhược điểm của gỗ cao su ghép thanh

Gỗ cao su được đánh giá cao vì có thớ gỗ dày, ít co, màu sắc hấp dẫn, vân gợn sóng rất đẹp và có thể chấp nhận các kiểu hoàn thiện khác nhau. Nhưng có thể thấy gỗ cao su vẫn có thể so sánh với những cây gỗ cứng thông thường. Chúng ta được xem là nguyên liệu lý tưởng thay thế cho các loại gỗ đắt tiền, ngày một hiếm.

Ưu điểm của gỗ cao su

  •  Dẻo dai và bền bỉ với thời gian. Được như vậy là nhờ là tính đàn hồi tự nhiên của gỗ.
  •  Thân thiện với môi trường: có thể chống lại ảnh hưởng của tàn thuốc lá, các vật liệu dễ cháy. Trong trường hợp rủi ro gặp hỏa hoạn thì sàn gỗ cũng không thải các chất độc hại ra môi trường.
  •  Gỗ có cấu tạo đặc biệt không ngậm nước, không thấm nước trong nhiều điều kiện.
  •  Sản phẩm có độ dẻo dai và cứng cáp, có thể uốn cong hay thẳng mà không bị gãy nứt.
  •  Đặc tính gỗ lâu năm nhưng có độ mềm mại tạo cảm giác dễ chịu.
  •  Giá thành của sản phẩm mềm, có phù hợp với nhiều gia đình có kinh tế vừa phải.

Nhược điểm

Màu sắc và hệ vân gỗ của ván ghép thanh cao su sẽ không có tính đồng nhất với nhau vì chúng được ghép lại từ nhiều thanh gỗ. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến chất lượng của tấm ván.

Gỗ cao su là một trong những loại gỗ mềm, dễ xẻ, có độ hút ẩm cao, với nhiều vân uốn lượn đẹp. Hơn thế nữa loại gỗ này thân thiện môi trường cũng như với mọi đối tượng dùng. Giá thành rẻ và chất lượng là điểm nhấn của sản phẩm này, không hề thua kém các loại gỗ đắc tiền khác.

Gỗ cao su công nghiệp ghép thanh
Gỗ cao su ghép thanh có nhiều ưu điểm vượt trội

Gỗ cao su ghép có bền không?

Ván gỗ ghép thanh được ghép từ những thanh gỗ cao su nhỏ, liệu có bền không? Với câu hỏi này, thì quý vị có thể an tâm về chất lượng của những tấm gỗ này. Các thanh gỗ được ép lại dưới áp suất lớn, kết hợp với keo dính tiêu chuẩn quốc tế. Thì có thể đảm bảo độ cứng, và vững chãi không thua kém gì 1 số loại gỗ tự nhiên.

Ngoài ra, trong quá trình sản xuất, các thanh gỗ cũng được ngâm tẩm các hoá chất giúp chống mối mọt, nấm mốc phá hoại. Cộng thêm với lớp phủ bên ngoài còn giúp tấm gỗ này chống thấm nước hiệu quả. Nếu so sánh với các loại gỗ tự nhiên phổ thông như gỗ sồi, tần bì, xoan ta thì độ bền của các tấm gỗ này cũng tương đương.

Bề mặt gỗ cao su có thể chống lại sự ảnh hưởng của tàn thuốc lá hay các vật liệu dễ cháy. Trong các trường hợp xảy ra hoả hoạn, thì đồ gỗ cao su cũng không thải ra các chất khí độc hại cho môi trường. Đồng thời việc khai thác, chế biến và sản xuất các loại gỗ này cũng đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác bảo vệ rừng và xây dựng thiên nhiên thêm tươi và xanh hơn.

Các tiêu chuẩn phân loại gỗ cao su ghép thanh

Nhiều người dùng vẫn ngại sử dụng gỗ cao su ghép thanh vì không đồng đều về màu sắc. Nhưng gỗ ghép thanh cũng có nhiều loại khác nhau, chứ không hoàn toàn là xấu cả. Quý vị có thể tham khảo về các tiêu chuẩn đánh giá gỗ cao su ghép thanh như thế nào nhé.

Phổ biến có các loại: AA, AB, AC, BC và CC. Gỗ ván ghép có 2 mặt, tương đương với tên gọi AA tức là đánh giá chất lượng của từng mặt gỗ. Cụ thể:

  • Mặt gỗ chất lượng A: mặt gỗ đẹp, đồng đều màu sắc, không có mắt gỗ, không có đường chỉ đen.
  • Mặt gỗ chất lượng B: mặt gỗ đẹp tương đối, có mắt sống mắt đen nhỏ với đường kính trung bình nhỏ hơn 5mm. Số lượng mắt sống chỉ 4-5 mắt/mặt.
  • Mặt gỗ chất lượng C: mặt gỗ có tính thẩm mỹ kém nhất. Trên bề mặt không giới hạn số mắt gỗ, đường chỉ đen, màu sắc tương đối xấu và không đồng đều.

Từ đó có thể phân loại được chất lượng thẩm mỹ của gỗ cao su ghép thanh AA, AB,  AC, BC, CC.

Giá gỗ cao su ghép bao nhiêu tiền?

Giá bán gỗ cao su ghép thanh phụ thuộc rất nhiều vào phân loại. Từ chất lượng gỗ mặt AA, AB hay AC. Cho đến gỗ cao su ghép có phủ veneer hoặc phủ bóng như thế nào cũng tác động rất lớn đến giá thành. Gỗ càng đẹp thì giá bán càng cao.

Độ dày của ván ghép từ 10 ly – 20 ly. Trong đó phổ biến nhất vẫn là loại dày 17 và 18 ly vì chúng sử dụng được nhiều mục đích. Giá bán của loại này dao động từ 550.000/tấm – 750.000/ tấm. Tuỳ thuộc vào loại chất lượng mặt gỗ AA, AB, AC. Kích thước mặt gỗ tiêu chuẩn là 1220mm x 2440mm.

Lời kết

Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều thông tin mới mẻ về gỗ cao su ghép cũng như ứng dụng của nó.

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Xem thêm:

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *