Ván khuôn định hình là gì? Yêu cầu kỹ thuật như thế nào?

Ván khuôn định hình là gì? Đây là thắc mắc của rất nhiều người hiện nay, nó cũng chính là một trong các từ khóa được tìm kiếm nhiều trên các công cụ tìm kiếm. Sở hữu những ưu điểm đặc biệt và tính ứng dụng cao, do đó ván khuôn định hình được khá nhiều người ưa chuộng. Trong bài viết này, Phú Trang sẽ tổng hợp tất tần tật từ A – Z những thông tin cần biết về vá khuôn định hình. Khám phá ngay nhé!

Ván khuôn định hình là gì?

Ván khuôn là những khuôn mẫu tạm thời được gia công bằng kim loại và gỗ đã qua xử lý nhằm tạo hình thù các kết cấu công trình bê tông. Ván khuôn được dùng trong xây dựng nên được gọi là ván khuôn xây dựng hoặc cốp pha xây dựng.

Chức năng của ván khuôn định hình

  • Ván khuôn có chức năng quan trọng đó là tạo hình và quyết định chất lượng bề mặt cho kết cấu của bê tông. Vì là công trình tạm thời phục vụ cho công trình bê tông nên khi vữa bê tông đã cứng thì công trình tạm thời của ván khuôn được tháo ra.
  • Tại các công trình xây dựng cao tầng thì ván khuôn là một thiết bị không thể thiếu. Và để đảm bảo an toàn trong xây dựng và thi công thì ván khuôn phải đảm bảo được rất nhiều tiêu chuẩn nhất định.
  • Đang được sử dụng nhiều ở thị trường Việt Nam có: ván phủ phim Tekcom, ván khuôn nhôm, ván khuôn nhựa, ván khuôn panel, ván khuôn thép.

Để đảm bảo an toàn cho thi công các công trình xây dựng thì ván khuôn cần đạt được những tiêu chuẩn sau:

  • Đảm bảo độ chính xác.
  • Dễ dàng tháo gỡ và lắp ráp.
  • Cứng cáp, bền vững, không bị cong.
  • Tái sử dụng được nhiều lần.

Phân loại ván khuôn định hình hiện nay

  • Ván khuôn nhôm: Là loại ván khuôn được sản xuất bằng vật liệu chủ yếu là hợp kim nhôm. Chức năng chính của nó là tạo nên khung công trình bằng cách liên kết các tấm ván khuôn lại với nhau. Hệ thống nhôm ván khuôn hiện nay được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, đặc biệt với công trình nhà cao tầng
  • Ván khuôn nhựa: Ván khuôn nhựa chủ yếu được nhập khẩu, chưa sản xuất được tại Việt Nam. Nó phù hợp với các dự án nhà hàng loạt, ứng dụng cho các công trình có kết cấu: sàn, dầm, cột, móng và tường
  • Ván khuôn panel: Là một hệ thống xây dựng phù hợp với các công trình có kết cấu cột và dầm.
  • Ván khuôn thép: Là sản phẩm được sản xuất bằng tole chất lượng cao, đạt chuẩn độ bền và có thể tái sử dụng nhiều lần. Ván khuôn thép thuận tiện trong việc tháo gỡ và vận chuyển, dễ di dời và tiết kiệm được không gian lưu trữ do có thể xếp chồng lên nhau. ván khuôn định hình

ván khuôn định hình

Yêu cầu kỹ thuật của ván khuôn định hình

  • Ván khuôn phải được thiết kế và thi công đúng đúng theo hình dáng, kích thước của các bộ phận kết cấu công trình.
  • Ván khuôn phải đảm bảo bền, cứng, ổn định, không biến dạng trong quá trình làm việc.
  • Đảm bảo kín, khít . để không làm mất nước xi măng khi đổ và đầm bê tông; không cho vữa bê tông bị chảy vãi, không tác dụng với các thành phần của vữa bê tông, không làm thay đổi thành phần của vữa bê tông, đồng thời bảo vệ được bê tông mới đổ dưới tác động của thời tiết.
  • Đơn giản, gọn nhẹ, thuận tiện trong quá trình lắp đặt cũng như tháo dở, lắp dựng nhanh, tháo dở dể dàng.
  • Không gây khó khăn trong việc lắp đặt cốt thép, đổ, dầm bê tông.
  • An toàn trong sử dụng.
  • Có độ luân chuyển lớn, ván khuôn gổ phải sử dụng 5-7 lần, ván khuôn thép phải sử dụng từ 15-200 lần.
  • Hệ thống đỡ phải đảm bảo ổn định.
  • Khe hở ván khuôn tuân theo quy định đảm bảo độ khít, sai lệch không được vượt quá phạm vi cho phép.
  • Ván khuôn sau khi sử dụng xong phải làm vệ sinh sạch sẽ, cạy bỏ hồ, vữa bê tông trên bề mặt, nhổ đinh (với ván khuôn gỗ), bôi dầu mở chống gỉ (đối với ván khuôn thép), bảo quản nơi khô ráo thoáng mát ,che nắng mưa, xắp xếp theo thứ tự để tiện cho thi công.

Yêu cầu chung về an toàn khi lắp dựng và tháo dỡ ván khuôn định hình

  • Ván khuôn cột chống, giàn giáo là những bộ phận chủ yếu được dùng trong thi công bê tông nên phải thực hiện theo đúng yêu cầu trong thiết kế thi công; ván khuôn ghép sẵn thành khối (ván khuôn hộp dầm, xà, các tấm ghép…) phải đảm bảo vững chắc khi cẩu lắp.
  • Khi dựng ván khuôn chồng lên nhau nhiều tầng, phải cố định chắc chắn tầng dưới mới được tiếp tục đặt phần trên.
  • Khi chuyển ván khuôn bằng cần trục đến nơi lắp đặt phải tránh va chạm vào các bộ phận kết cấu đã lắp dựng trước. Lắp đặt ván khuôn ở độ cao 1,5m trở lên so với mặt sàn phải đứng trên giàn giáo ghế, giáo cao.
  • Trong khi lắp đặt phải sử dụng dây an toàn buộc vào chỗ chắc chắn. Dựng ván khuôn cho kết cấu vòm và vỏ phải có giàn thao tác và can bảo vệ xung quanh. Khoảng cách từ ván khuôn đến giàn thao tác không được nhỏ hơn 1,5m.
  • Ở vị trí ván khuôn nghiêng, phải làm sàn thao tác thành từng bậc có chiều rộng ít nhất là 40m.
  • Chỉ được lắp ván khuôn treo vào khung của công trình sau khi các bộ phận của khung đã liên kết xong. Ván khuôn treo phải liên kết sao cho không bị chuyển vị đu đưa.
  • Lắp ráp ván khuôn trượt và giá treo để thi công phải đúng thiết kế.
  • Kiểm tra tình trạng ván khuôn, nếu có hư hỏng phải sửa chữa ngay. Mỗi khi di chuyển ván khuôn, phải kiểm tra tất cả các thiết bị treo buộc.
  • Những việc ở trên cao như tháo dỡ các cột chống và nối dài các thanh kích bố trí vòng quanh công trình, cố định sửa chữa và cắt đứt từng phần ván khuôn …khi tiến hành phải đeo dây an toàn. Tất cả các lỗ thủng trên sàn thao tác tác phải được đậy kín.

 

ván khuôn định hình

Có bao nhiêu loại cốp pha định hình?

Trên thị trường cotpha hiện nay được coi là có khá nhiều loại và mức giá cũng dao động theo từng kết cấu công trình khác nhau, đặc biệt là với người mới vẫn thắc mắc rằng có bao nhiêu loại và phân chia như thế nào

Hiện tại ở thị trường Việt Nam phổ biến nhất vẫn là 3 loại cơ bản nhất như sau:

  • Cốp pha nhựa định hình
  • Cốp pha thép định hình
  • Cốp pha nhôm định hình

Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ưu và nhược điểm của từng loại:

1. Cốp pha nhựa định hình

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ
  • An toàn trong thi công
  • Tháo gỡ và lắp ráp nhanh
  • Tiết kiệm được chi phí lưu kho và chi phí bảo dưỡng
  • Bề mặt bê tông chất lượng cao sau khi hoàn thiện

Nhược điểm:

  • Chi phí đầu vào, chi phí để mua các thiết bị phụ trợ khá cao
  • Thi công dầm, tường phải tốn nhiều gông, xương sắt hộp

2. Cốp pha thép định hình

Ưu điểm:

  • Độ chính xác cao
  • Đa dạng kích thước
  • Tuổi thọ cao – sử dụng lại được nhiều lần
  • Thi công chất lượng bề mặt bê tông tốt

Nhược điểm:

  • Trọng lượng nặng nên vận chuyển có phần khó khăn
  • Tốn nhiều thời gian thi công
  • Cần có nhà kho cất giữ
  • Không an toàn trong sử dụng nếu lắp đặt không đúng cách hay không chắc chắn
  • Chi phí bảo dưỡng cao

3. Cốp pha nhôm định hình

Ưu điểm:

  • Trọng lượng nhẹ hơn so với những loại cốp pha khác là ưu điểm đặc trưng của coffa nhôm
  • Cốp pha nhôm không bị rỉ với thời tiết khắc nghiệt của môi trường.
  • Thi công cho bề mặt bê tông tốt mịn đẹp, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao

Nhược điểm:

  • Khâu thi công lắp đặt khá phức tạp đòi hỏi thợ có tay nghề cao
  • Chi phí bảo dưỡng cao
  • Giá thành sản xuất cốp pha nhôm hay mua sản phẩm cao

Lời kết

Hy vọng những nội dung mà Phú Trang tổng hợp ở trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại vật liệu này.

Xem thêm:

CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG

1. Showroom trưng bày sản phẩm:

  • Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
  • Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM

2. Tổng kho sản phẩm:

  • Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
  • Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM

3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *