Ván khuôn gỗ dùng để đứng trên các giàn giáo là thiết bị cực kỳ quan trọng phục vụ trong thi công, giúp đảm bảo an toàn trong quá trình xây dựng. Thiết bị này được làm từ nguyên liệu bằng gỗ, dễ dàng sản xuất, sử dụng đơn giản nhưng có tuổi thọ ngắn khả năng luân chuyển cao. Đây là loại ván khuôn linh hoạt và dễ sử dụng nhất. Vậy nên sử dụng ván khuôn gỗ từ loại gỗ nào? Tìm hiểu ngay với Phú Trang nhé!
Ván khuôn gỗ trong xây dựng là gì?
Ván khuôn là một khuôn hoặc hộp mở, giống như thùng chứa mà bê tông tươi được đổ và nén. Khi bê tông được thi công xong, ván khuôn được tháo dỡ và một khối rắn được tạo ra theo hình dạng của mặt trong của ván khuôn. Phần trên của ván khuôn thường để mở. Hệ thống chống cùm là hệ thống hỗ trợ cần thiết giữ cho ván khuôn ở đúng vị trí.
Yêu cầu đối với ván khuôn gỗ (cốp pha)
- Khuôn đúc phải kín khít: Để có thể chứa đựng được vữa bê tông tươi và lỏng ở trong nó.
- Hình dạng, kích thước của khuôn đúc và vị trí lắp đặt chúng tại công trình phải đúng thiết kế khuôn, để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước và vị trí theo thiết kế kết cấu đó.
- Khuôn đúc phải đảm bảo giữ được hình dạng để chế tạo kết cấu bê tông và bê tông cốt thép trong suốt quá trình hình thành nên kết cấu bê tông đó (đặc biệt là ở giai đoạn thứ 2 của bê tông: giai đoạn ninh kết và đóng rắn). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu khuôn đúc cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ II: Trạng thái giới hạn về biến dạng.
- Khuôn đúc phải đảm bảo khả năng chịu lực, vì nó phải chịu lực thay cho bê tông khi ở bê tông dạng vữa và có thể cả khi đã bê tông đã đóng rắn và kết cấu bê tông được hình thành, cho đến khi bê tông đạt đến những giá trị cường độ có thể cho phép tháo dỡ khuôn (đặc biệt là ở giai đoạn thi công bê tông, giai đoạn mà bê tông hoàn toàn không có khả năng chịu lực nhưng lại có nhiều loại tải trọng nhất cùng đồng thời tác động vào khuôn đúc). Để đảm bảo yêu cầu này kết cấu khuôn đúc cần phải được tính toán thiết kế với trạng thái giới hạn thứ I: Trạng thái giới hạn về cường độ.
Phân loại ván khuôn gỗ theo vật liệu chế tạo
- Hệ khuôn bằng gỗ: Tre, gỗ xẻ, gỗ dán (chịu nước). Đây là loại cốp pha truyền thống (có lịch sử lâu đời), cùng với lịch sử của vật liệu bê tông từ thời văn minh La Mã (Rôma).
- Hệ khuôn bằng kim loại: Khuôn thép, khuôn nhôm.
- Hệ khuôn bằng nhựa: Vật liệu composite.
- Hệ khuôn bằng bê tông: Bê tông cốt thép đúc sẵn.
- Hệ khuôn bằng cao su bơm hơi, vải bạt cường độ cao (khuôn đúc linh hoạt).
- Hệ khuôn hỗn hợp từ các vật liệu trên.
- Hệ khuôn (cốp pha) đất, dùng chính nền đất để làm khuôn: Cọc nhồi bê tông, thi công top-down.
Phân loại ván khuôn gỗ theo công nghệ thi công
Nhóm khuôn đúc có thiết kế chuyên biệt
Nhóm này được sử dụng một lần duy nhất hay một vài lần ít ỏi, rồi hoặc không được tháo dỡ (nằm lại công trình nhưng với mục đích sử dụng khác), hoặc là được tháo dỡ ra và bỏ đi do làm từ các vật liệu có độ bền thấp hay do cấu kiên, kết cấu, công trình bê tông mà nó đúc có dạng đặc thù riêng biệt ít có cái tương tự. Loại cốp pha này hệ số tái sử dụng thấp.
Nhóm khuôn đúc định hình (bằng gỗ, kim loại, nhựa)
- Hệ khuôn (cốp pha) luân lưu: Loại khuôn sử dụng nhiều lần theo chu trình sử dụngà lắp đặt khuôn à vận chuyển khuôn sau: chế tạo khuôn (1 lần) rồi lại quay vòng về vận chuyển khuôn (đến nơià tháo dỡ khuôn àkhuôn đúc bê tông mới), lắp đặt lại và sử dụng nhiều lần.
- Hệ khuôn (cốp pha) di động: Loại khuôn này cũng sử dụng nhiều lần theo chu trình khép kín nhưng khác với chu trình trên: khuôn di động được chế tạo 1 lần di chuyển màà (sử dụng à lắp đặt một lần à vận chuyển đến công trình à đến khi xong thìà rồi tái sử dụng) nhiều lần theo chu trìnhàkhông tháo lắp tháo dỡ ra một lần duy nhất.
Nhóm khuôn đúc linh hoạt
Ngược lại với các khuôn đúc cứng nhắc mô tả ở trên, khuôn đúc linh hoạt là một hệ thống cốp pha sử dụng các màng cao su hay tấm vải bạt cường độ cao và trọng lượng nhẹ làm mặt ván khuôn (fabric formwork), mềm mại và linh hoạt trong tạo hình, để tận dụng đặc tính lưu động của bê tông cho việc tạo hình kiến trúc một cách thật giống tự nhiên.
Vì sao phải sử dụng gỗ keo và gỗ thông, gỗ công nghiệp?
Vì các loại loại gỗ kể trên có giá thành rẻ, không bị sâu mục hay bị mốc, tránh mối mọt. Mang lại hiệu quả an toàn khi sử dụng vì các loại gỗ tự nhiên rất chắc chắn, bền bỉ. Nhẹ dễ di chuyển, thời gian luân chuyển nhanh, chi phí thấp thích hợp cho các công trình vừa và nhỏ.
Mỗi loại ván khuôn gỗ đều có nhứng tính năng riêng, mỗi sản phẩm đều có ưu điểm và nhược điểm riêng tùy theo từng tính chất của công trình. Nhưng điều quan trong phải sử dụng ván khuôn gỗ chất lượng để bảo đảm chất lượng công trình và bảo đảm an toàn trong thi công.
Hiện nay trên thị trường sử dụng 2 loại ván khuỗn gỗ đó là: Ván khuôn gỗ tự nhiên và ván khuôn gỗ công nghiệp. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp người tiêu dùng tìm hiểu về 2 loại ván khuôn gỗ, để biết đươc cấu tạo, ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm để ứng dụng một cách hợp lý cho từng công trình.
Các loại ván khuôn gỗ thường sử dụng trong xây dựng
Ván khuôn gỗ tự nhiên
Cấu tạo:
- Sản phẩm là sự lắp ghép từ những thanh gỗ tự nhiên theo kích thước phù hợp tạo thành môt mặt phẳng nhất định phục vụ cho việc làm chỗ đứng của giàn giáo. Theo đó đòi hỏi những thanh gỗ phải bảo đảm tiêu chuẩn (cây gỗ đủ tuổi để sử dụng).
- Sản phẩm được ghép từ nhiều thanh gỗ nên khi thi công phải ghép sao để thành một diện tích lớn để xử lý cong vênh của gỗ cần loại gỗ phải tốt, kỹ thuật tay nghề cao. Bề mặt ván khuôn phải phủ tạo một lớp tạo độ dính cao.
Ưu điểm khi sử dụng:
- Giá thành sản phẩm thấp, độ luân chuyển cao, dễ dàng tháo lắp, nhẹ dễ vận chuyển, tiết kiệm được thời gian chi phí.
- Sản phẩm thường được làm bằng gỗ keo và gỗ thông, gỗ bạch đàn.
- Chiều dài 2m; rộng từ 10 – 18cm (tùy theo nhu cầu sử dụng); độ dày từ 2 – 2,5 cm.)
- Trọng lượng ván khuôn gỗ nhẹ hơn ván khuôn sắt rất nhiều như thế giảm được khả năng lực tác động lên giàn giáo.
Hạn chế sử dụng ván khuôn gỗ tự nhiên:
- Do điều kiện nước ta là thời tiết nhiệt đới gió mùa, độ ẩm cao nên ván khuôn gỗ dễ bị cong vênh… nên sử dụng chỉ được một chu ký, phải luân chuyển nhiều lần.
- Tính thẩm mỹ không cao như là hạn chế về độ phẳng của bề mặt tấm, kích thước không đồng đều nên tính mỹ quan không được bảo đảm.
- Việc lắp và tháo dỡ rất khó khăn vì bề mặt không phẳng, đặc biệt với diện tích thi công lớn, một mặt khác do việc sử dụng dùng biện pháp đóng đinh nên khi lắp hay tháo dỡ mất rất nhiều thời gian. Đòi hỏi kỹ thuật phức tạp.
Ván khuôn gỗ công nghiệp
Cấu tạo sản phẩm:
Được sản xuất bằng gỗ công nghiệp qua quá trinh chế biến tạo nên những sản phẩm có kích thước theo tiêu chuẩn,bề mặt gỗ được bảo đảm. Bề mặt gỗ phủ lớp film cứng và bóng nên tạo bề mặt phẳng. Sản phẩm không yêu cầu nhiều về tuổi thọ gỗ vì gỗ sẽ được xử lý cho phẳng và chống mối mọt.
Ưu điểm:
- Do chế tạo có độ đồng đều, kích thước lớn, bề mặt phẳng các cạnh đều nên việc lắp ghép dễ dàng, nhanh chóng. Bề mặt phủ lớp film bóng nên có khả năng chống dính cao. Sử dụng theo hình thức bắt vít nên sẽ dễ dang hơn cho thao tác tháo dỡ.
- Quá trình vận chuyển và bảo quản rất dễ dàng, các lớp gỗ được liên kết với nhau bằng keo chống nước có khả năng bám dính cao. Thích hợp cho nhiệt độ thời tiết ở Việt Nam.
- Tính thẩm mỹ của ván gỗ công nghiệp rất cao vì bề mặt được xử lý có độ phẳng đông đều, phủ lớp chống dính, kích thước đều nhau và lớn. Do vậy khi sử dụng ván gỗ này tạo nên tính mỹ quan cao.
- Việc lắp đặt cũng dễ dàng hơn bởi bề mặt có độ phẳng đồng đều, diện tích ván lớn nên khi thi công với diện tích lớn tạo nên ưu thế vượt trội. Thuận tiện cho việc tháo dỡ.
Xem thêm: Gỗ ván ép chịu nước là gì? Đặc điểm, phân loại và ưu điểm
CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG
1. Showroom trưng bày sản phẩm:
- Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
- Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM
2. Tổng kho sản phẩm:
- Kho hàng 1: 116C/5 Nguyễn Văn Linh , Ấp 3 xã An Phú Tây, Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
- Kho hàng 2: D2/29A Đoàn Nguyễn Tuấn , Xã Quy Đức Huyện Bình Chánh, Tp.HCM
3. Thời gian hoạt động: 07h30 – 18h00