Ván MDF chống ẩm và gỗ MDF thường có gì khác biệt? Đứng trước thực tế các loại gỗ công nghiệp ngày càng đa dạng thì đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là với những người đang mong muốn mua sản phẩm kệ gỗ công nghiệp.
Khái niệm ván MDF chống ẩm
Ván MDF chống ẩm còn có tên gọi khác là Ván HMR. MDF tiếng Anh nghĩa là : Medium Density Fibreboards ( Ván gỗ ép có tỉ trọng trung bình), còn HMR là viết tắt của High Moisture Resistance (Ván gỗ ép có tỉ trọng trung bình có độ kháng ẩm cao).
Ván MDF Chống ẩm (HMR) cũng là ván MDF, tuy nhiên được bổ sung loại keo chịu ẩm cao; giúp cho tấm MDF thích hợp sử dụng trong nhà ở những vị trí có độ ẩm cao hoặc thỉnh thoảng có thể bị ướt.
MDF Chống ẩm thường có màu xanh lá, màu sắc của ván chỉ có mục đích giúp người sử dụng phân biệt với các loại MDF khác, chứ không thể hiện được khả năng chịu nước nhiều hay ít của sản phẩm.
Ưu điểm của ván MDF chống ẩm
Khác với gỗ MDF thường, gỗ MDF lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội.
Đặc biệt, khí hậu Việt Nam mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao nên sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc, bung nổ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Với tính năng ưu Việt, khả năng chống nước vượt trội, độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối. Có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.
Nhược điểm
- Chỉ chống được ẩm, tiếp xúc với nước trong thời gian dài sẽ bị trương nở gỗ.
- Gỗ có độ cứng tốt những không có độ dẻo dai.
- Gỗ không sử dụng để trạm khắc được như gỗ tự nhiên.
- Gỗ có độ dày giới hạn nên khả năng chịu lực không tốt như gỗ tự nhiên.
- Năm tuổi thọ thấp hơn gỗ tự nhiên, thông thường từ 8 -10 năm.
Quy trình sản xuất của ván MDF chống ẩm
Quy trình khô
B1: Bột gỗ sau khi nghiền được trộn cùng các chất phụ gia và keo trong máy trộn sấy cho ra bột sợi
B2: Bột sợi được rải ra bằng máy rải, cảo thành 2-3 tầng tùy khổ .
B3: Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt thực hiện ép 2 lần:
- Lần 1: Ép sơ bộ – các tầng ván được ép sơ bộ để nén lại
- Lần 2: Tất cả các tầng được ép chặt lại với nhau
Lưu ý: Trong giai đoạn này máy gia nhiệt được điều chỉnh lực nén và nhiệt độ tùy theo độ dày ván cấu thành sao cho vừa đủ để loại bỏ hàm lượng nước trong gỗ và làm keo hóa rắn một cách từ từ.
B4: Cắt ván và bo biên – Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhau tạo nên ván MDF (1220 x 2440), MDF (1525 x 2440) hoặc MDF (1830 x 2440).
B5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
Quy trình ướt
B1: Bột gỗ sau khi nghiền được phun nước làm ướt để vón thành dạng vẩy.
B2: Vẩy gỗ được cào rải lên mâm ép, ép gia nhiệt sơ bộ 1 lần để tạo độ dày sơ bộ (Ván sơ).
B3: Ván sơ được cán hơi nhiệt để nén chặt 2 mặt lại và rút nước ra (Giống quy trình làm giấy).
B4: Cắt ván và bo biên – Ván sau khi ra thành dây chuyền dài sẽ được cắt thành các khổ khác nhau tạo nên ván MDF (1220 x 2440), MDF (1525 x 2440) hoặc MDF (1830 x 2440).
B5: Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói.
Ứng dụng của ván MDF chống ẩm
Có thể nói sự ra đời của ván MDF là một bước tiến quan trọng trong lịch sử môi trường thế giới nói chung và ngành gỗ nói riêng. Chúng ta không còn phải lo lắng về vấn nạn chặt phá rừng, buôn gỗ lậu nhiều nữa, thay vào đó ván gỗ ép MDF được sản xuất dựa trên việc trồng rừng ngắn hạn cho lợi ích kinh tế cao đồng thời bảo vệ môi trường sống tự nhiên của con người.
Ván mdf chống ẩm được ứng dụng rộng rãi trong đồ gỗ nội thất như một sự thay thế hoàn hảo cho gỗ tự nhiên và mang đến những lựa chọn tiện lợi, đẳng cấp từ những biến thể của MDF sau khi phủ lên bề mặt ván một lớp veneer (xoan, sồi, ash, walnut, acacia (tràm), thông (pine), okume… hay lớp mặt bằng Melamine với muôn vàn lựa chọn màu sắc nhân tạo khác nhau, đồng thời mang lại cho lớp mặt khả năng chống ẩm, chống trầy, bóng bẩy.
Ngoài ra khi sử dụng MDF trong sản xuất còn giúp cho các doanh nghiệp sản xuất tiết kiệm được nhân lực, điện, lưỡi cưa, nhám…
So sánh ván gỗ MDF thường và ván ván MDF chống ẩm
Có rất nhiều khách hàng thắc mắc, gỗ mdf và ván mdf chống ẩm có gì khác biệt? Đứng trước thực tế các loại gỗ công nghiệp ngày càng đa dạng thì đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm, nhất là với những người đang mong muốn mua sản phẩm kệ gỗ công nghiệp.
Hơn nữa, các loại gỗ thịt ngày càng khan hiếm, giá độn lên khá cao nên nhiều gia đình kinh tế trung bình rất khó có thể mua được. Vì vậy, gỗ công nghiệp là sự lựa chọn hàng đầu hiện nay. Gỗ công nghiệp có rất nhiều loại nhưng MDF là một trong những loại mang đến nhiều tính năng, công dụng vượt trội nhất. Đặc biệt là phải kể đến gỗ MDF lõi xanh.
1. Giống nhau
MDF thường và ván mdf lõi xanh chống ẩm thấm đều có thành phần nguyên liệu chính và quy trình sản xuất về cơ bản giống nhau.
Cả hai loại này đều có những đặc điểm nổi bật của gỗ MDF như độ bền cao, bề mặt nhẵn, ít cong vênh và có khả năng chống mối mọt.
MDF thường và mdf lõi xanh chống thấm đều có thể ứng dụng trong các món đồ nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ, nội thất văn phòng,… mang lại chất lượng và tính thẩm mỹ cao.
2. Khác nhau
Khác với gỗ mdf thường, ván mdf lõi xanh chống ẩm có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt phù hợp với khí hậu Việt Nam bởi nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao.
Trong khi đó, sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc hay thậm chí bị bung nổ dẫn đến hư hỏng, mất thẩm mỹ.
Nếu gỗ mdf thường chỉ có khả năng chống mối mọt thì gỗ mdf lõi xanh chống ẩm có tính năng ưu việt hơn với khả năng chống nước vượt trội, độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối, có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.
Gỗ mdf thường có tính ứng dụng chủ yếu ở những không gian khô ráo và thoáng mát như nội thất phòng khách, phòng ngủ, văn phòng,…
Còn gỗ mdf lõi xanh chống ẩm lại có khả năng dùng được ở cả những nơi ẩm ướt, thường xuyên tiếp xúc với nước như nội thất phòng bếp và nơi có nhiệt độ cao, thường xuyên thay đổi đột ngột như nội thất công cộng, nội thất ngoài trời.
3. MDF lõi xanh có ưu điểm gì vượt trội?
Khác với gỗ mdf thường, ván mdf chống ẩm lõi xanh có khả năng chống ẩm, mốc, mối mọt vượt trội. Đặc biệt, khí hậu Việt Nam mang tính chất nóng ẩm, độ ẩm không khí cao, nhiệt độ cao nên sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho các loại gỗ công nghiệp thông thường hay bị nứt, hay ẩm mốc, bung nổ khi thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Với tính năng ưu Việt, khả năng chống nước vượt trội, độ co dãn, đàn hồi tuyệt đối. Có thể chống nước khi độ ẩm cao, nhưng vẫn đảm bảo độ dãn vừa đủ khi nhiệt độ tăng.
Sử dụng kệ gỗ MDF lõi xanh đảm bảo không cong vênh, không co ngót hay mối mọt như các loại gỗ tự nhiên. Đảm bảo bề mặt phẳng nhẵn, bóng, mịn, số lượng và trọng lượng sợi gỗ nhiều hơn, đồng đều hơn.
CÔNG TY TNHH MTV TM XNK PHÚ TRANG:
- Showroom 1: 117/38 Hồ Văn Long (kho số 6), P.Tân Tạo , Quận Bình Tân, TP.HCM
- Showroom 2: 1294 Võ Văn Kiệt, Phường 13, Quận 5, TP.HCM
- Hotline: 0829 84 84 84 – 0917 66 77 79 – 0908 42 99 33